NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN VỚI RỐI LOẠN TRẦM CẢM, LO ÂU Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA XANH PÔN

  • Mã bài báo : 130.03
  • Ngày xuất bản : 30/11/2022
  • Số trang : 25-32
  • Tác giả : Đỗ Đình Tùng
  • Lượt xem : ( 145 )

Danh sách tác giả (*)

  • Đỗ Đình Tùng 1 - Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn
  • Phạm Văn Dương - Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn
  • Nguyễn Thị Thuý Hằng - Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn

https://doi.org/10.52322/jocmbmh.130.03

TÓM TẮT

Mục tiêu: Tìm hiểu các yếu tố liên quan với rối loạn trầm cảm, lo âu ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn để có biện pháp can thiệp, điều trị dự phòng.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 143 người đái tháo đường được đánh giá tình trạng trầm cảm, lo âu (sử dụng thang điểm Beck, thang điểm Haminton) và phân tích các yếu tố liên quan.

Kết quả: Tỷ lệ trầm cảm nam 32,3% thấp hơn nữ 49,4%, p=0,04. Tỉ lệ trầm cảm ở nhóm có BMI ≥23 kg/m2 là 44,4%; ở nhóm có bệnh đồng mắc là 58,7%; nhóm có thời gian mắc đái tháo đường dưới 5 năm là 45%, trên 5 năm là 34,8%, p>0,05; nhóm có chỉ số HbA1C ≥7% là 42,9%. Nguy cơ nữ giới mắc trầm cảm cao hơn 1,89 lần giới nam, p>0,05. Nhóm bệnh nhân có BMI ≥ 23 kg/m2 có khả năng mắc trầm cảm cao hơn nhóm có BMI < 23 là 1,22, p>0,05. Nhóm bệnh nhân có HbA1C ≥ 7 có nguy cơ mắc trầm cảm gấp 1,47 lần, p>0,05. Nhóm tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân và nơi ở, thời gian mắc đái tháo đường, có bệnh đồng mắc chưa thấy có liên quan với nguy cơ trầm cảm, p>0,05.

Kết luận: Nữ giới gặp trầm cảm nhiều hơn ở nam giới có ý nghĩa thông kê. Chưa thấy mối liên quan giữa các yếu tố tuổi, tình trạng hôn nhân, học vấn, chỉ số BMI, HbA1C với trầm cảm, lo âu.

Từ khóa: Đái tháo đường, trầm cảm, Rối loạn lo âu, type 2

 

ABSTRACT

RESEARCH ON  FACTORS RELATED TO DEPRESSION AND ANXIETY PROBLEMS AMONG TYPE 2 DIABETES PATIENTS AT SAINT PAUL GENERAL HOSPITAL

Objectives: To study the factors related to depression and anxiety disorders in patients with type 2 diabetes at Saint Paul General Hospital for intervention and preventive treatment.

Participants and Methods: 143 people with diabetes were assessed for depression and anxiety (using the Beck Score and Hamilton Score) and analysis of related factors.

Results: The rate of depression in men was 32.3% lower than women 49.4%, p=0.04. The rate of depression in the group with BMI ≥23 kg/m2 was 44.4%; in the group with co-morbidities was 58.7%; the group with less than 5 years of diabetes is 45%, over 5 years was 34.8%, p>0.05; The group with HbA1C index ≥7% was 42.9%. The risk of women suffering from depression was 1.89 times higher than that of men, p>0.05. The group of patients with BMI ≥ 23 kg/m2 had a higher probability of depression than the group with BMI < 23 was 1.22, p> 0.05. The group of patients with HbA1C ≥ 7 had a 1.47 times higher risk of depression, p>0.05. Age group, education level, marital status and place of residence, duration of diabetes, and co-morbidities were not found to be associated with the risk of depression, p>0.05.

Conclusion: Women experience depression more than men, statistically significant. No association was found between age, marital status, education, BMI, or HbA1C with depression and anxiety.

Keywords: Diabetes, depression, Anxiety disorder, type 2.

  • DOI : 10.52322/jocmbmh.130.03
  • Chủ đề : Bệnh không lây nhiễm
  • Loại bài báo : Nghiên cứu gốc
  • Chuyên nghành : Chuyên nghành Y khoa

File toàn văn

Chưa có mã code, vui lòng liên hệ để nhận mã theo số điện thoại : 0947040855 - Email : jocm@bachmai.edu.vn

  • Thông tin liên hệ : Đỗ Đình Tùng
  • Email : bsdinhtung@gmail.com
  • Địa chỉ : Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn

Bài báo liên quan

Nhà tài trợ và đối tác