Website : www.jocm.vn Email : jocm@bachmai.edu.vn Phone : +84947040855
https://doi.org/10.52322/jocmbmh.131.07
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nhận xét tình trạng dinh dưỡng lúc nhập viện của bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (BPTNMT).
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, hồi cứu 80 đối tượng bệnh nhân điều trị nội trú tại Trung tâm Hô hấp - Bệnh viện Bạch Mai. Thu thập các số liệu khám lâm sàng, X quang phổi, đo chức năng hô hấp, các xét nghiệm máu cơ bản, khí máu động mạch, đo nhân trắc [chiều cao, cân nặng, chu vi vòng cánh tay (MAC)], thang điểm SGA, phỏng vấn chế độ, ăn tính năng lượng nuôi dưỡng hàng ngày, đo dịch tồn dư khi đặt sonde dạ dày.
Kết quả: Có 57,5% người bệnh nhẹ cân BMI < 18,5 kg/m2. 100% có nguy cơ suy dinh dưỡng trong đó mức độ A, B là 38% và mức độ C là 62% (theo SGA). 43% BN có chỉ số chu vi vòng cánh tay MAC thấp hơn bình thường. Đánh giá suy dinh dưỡng (nhẹ, trung bình và nặng) theo SGA là 100% BN, theo MAC hoặc theo BMI là 52,5%. Có mối liên quan chặt chẽ giữa SGA và BMI (OR=20.08, P= 0.000). Có mối tương quan chặt chẽ giữa 2 chỉ số BMI và MAC (OR=61.4, p=0,000).
Kết luận: Nhiều người bệnh đợt cấp BPTNMT vào viện trong tình trạng thiếu cân, ăn uống kém, không đủ dinh dưỡng. Để nâng cao chất lượng điều trị, tăng khả năng hồi phục, chúng ta cần kết hợp nhiều phương pháp với nhau để đánh giá dinh dưỡng của 1 BN cụ thể từ đó quan tâm nâng cao chế độ dinh dưỡng cho từng người bệnh, qua các con đường: ăn qua sonde hoặc đường tĩnh mạch hoặc các suất ăn thông thường nếu người bệnh đủ khả năng.
Từ khóa: đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, tình trạng dinh dưỡng.
ABSTRACT
ASSESSMENT OF NUTRITIONAL STATUS OF PATIENTS WITH ACUTE EXACERBATION OF CHRONIC OBSTRUCTIVE PULMONARY DISEASE
Objectives: Assessment of nutritional status at hospital admission of patients with acute exacerbation of chronic obstructive pulmonary disease (BPTNMT).
Participants and Methods: Cross-sectional, retrospective description of 80 inpatients at the Respiratory Center - Bach Mai Hospital. Collect clinical examination data, chest x-ray, respiratory function measurement, basic blood tests, arterial blood gases, anthropometric measurements [height, weight, arm circumference (MAC)], SGA score, diet interview, daily caloric intake, residual fluid measurement when nasogastric tube is inserted.
Results: The There are 57.5% patients with low weight BMI < 18.5 kg/m2. 100% at risk of malnutrition in which levels A and B are 38% and level C is 62% (according to SGA). 43% of patients had a lower-than-normal MAC arm circumference. Assessment of malnutrition (mild, moderate and severe) according to SGA is 100% of patients, according to MAC or according to BMI is 52.5%. There is a strong relationship between SGA and BMI (OR=20.08, P=0.0000). There is a strong correlation between BMI and MAC (OR=61.4, p=0,000).
Conclusion: Many patients with acute exacerbation of BPTNMT are admitted to the hospital in the state of underweight, poor diet, and inadequate nutrition. In order to improve the quality of treatment and increase the possibility of recovery, we need to combine many methods together to evaluate the nutrition of a specific patient, thereby focusing on improving the nutrition for each patient, through routes: feeding through a catheter or intravenous line or regular meals if the patient can afford it.
Keywords: Acute exacerbation of chronic obstructive pulmonary disease, nutritional status.