Website : www.jocm.vn Email : jocm@bachmai.edu.vn Phone : +84947040855
https://doi.org/10.52322/jocmbmh.127.06
TÓM TẮT
Mục tiêu: Phân tích vai trò của người chăm sóc liên quan đến tuân thủ sử dụng thuốc chống trầm cảm ở người bệnh rối loạn trầm cảm tái diễn tại Viện sức khỏe Tâm thần Quốc Gia năm 2020.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 313 người bệnh rối loạn trầm cảm tái diễn tại Viện Sức khoẻ tâm thần Quốc gia từ 1-7/2020.
Kết quả: Vai trò của gia đình liên quan đến tuân thủ sử dụng thuốc; người chăm sóc chính không phải là vợ/chồng (p=0,001; OR=2,17; 95% CI (1,38 – 3,42)), không được nhắc nhở uống thuốc (p= 0,016; OR=1,83; 95% CI (1,12 – 3,01)); không được chăm sóc ăn uống (p=0,001; OR=2,13; 95% CI (1,33 – 3,39)), người dành thời gian chia sẻ không phải là vợ/chồng (p=0,032; OR=1,66; 95% CI (1,04 – 2,63)). Không tìm thấy mối liên quan giữa an ủi động viên và hỗ trợ tài chính với tuân thủ điều trị thuốc chống trầm cảm.
Kết luận: Tỷ lệ tuân thủ sử dụng thuốc cao ở những người bệnh được vợ/chồng chăm sóc, được nhắc nhở uống thuốc, được chăm sóc ăn uống, và được vợ/chồng dành thời gian chia sẻ.
Từ khóa: Tuân thủ, thuốc chống trầm cảm, rào cản
ABSTRACT
THE ROLE OF THE CAREGIVES RELATED TO ADHERENCE TO ANTIDEPRESSANT TREATMENT IN PATIENTS WITH RECURRENT DEPRESSIVE DISORDER AT THE NATIONAL INSTITUTE OF MENTAL HEALTH
Objectives: Analyze the role of the caregives the related factors adherence to antidepressant treatment in patients with recurrent depressive disorder at the National Institute of Mental Health in 2020.
Participants and Methods: A cross-sectional study among 313 patients with recurrent depressive disorder at the National Institute of Mental Health from 1-7/2020.
Results: We found the role of the family related adherence to antidepressant treatment: primary caregiver were not a Wife/husband (p=0,001; OR=2,17; 95% CI (1,38 – 3,42)); Were not reminded to take medicine (p= 0,016; OR=1,83; 95% CI (1,12 – 3,01)); were not take care about fooding (p=0,001; OR=2,13; 95% CI (1,33 – 3,39)); the person who spends time sharing were not a wife/husband (p=0,032; OR=1,66; 95% CI (1,04 – 2,63)). No relationship was found between consolation, encouragement and financial support with antidepressant treatment.
Conclusion: Adherence to depressive medications was high: in group patients was cared by a wife/husband, were reminded to take their medications, were taken care of fooding, and were given time to share by their wife/husband.
Keywords: Adherence, antidepressants, barriers.