ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC ĐIỀU DƯỠNG Ở NGÀY THỨ 7 CỦA NGƯỜI BỆNH CÓ HỘI CHỨNG CAI RƯỢU

  • Mã bài báo : 125.03
  • Ngày xuất bản : 31/12/2021
  • Số trang : 23-29
  • Tác giả : Đỗ Thị Hoa
  • Lượt xem : ( 184 )

Danh sách tác giả (*)

  • Đỗ Thị Hoa 1 - Viện Sức khoẻ Tâm thần Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai
  • Nguyễn Doãn Phương - Viện Sức khoẻ Tâm thần Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai
  • Lê Thị Thu Hà - Viện Sức khoẻ Tâm thần Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai
  • Trần Thị Thoa - Viện Sức khoẻ Tâm thần Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai
  • Nguyễn Thị Nghĩa - Viện Sức khoẻ Tâm thần Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai

http://doi.org/10.52322/jocmbmh.125.03

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Trạng thái cai là một trong những biểu hiện chủ yếu khi ngừng hoặc giảm sử dụng rượu ở người nghiện rượu, khi đó người bệnh sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng tâm thần và cơ thể như: run, vã mồ hôi, ảo giác... đòi hỏi được hỗ trợ chăm sóc.

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và nhu cầu chăm sóc của người bệnh có hội chứng cai rượu ở ngày thứ 7 điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 126 người bệnh rối loạn tâm thần liên quan đến sử dụng rượu (F10.) điều trị nội trú tại Viện Sức Khỏe Tâm thần. Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang.

Kết quả: Sau 7 ngày điều trị, các triệu chứng lâm sàng còn ảo giác (14,3%), hoang tưởng (28,6%), mất ngủ (4,8%). Có 1,6% người bệnh  cần được theo dõi tình trạng mê sảng và 1,6% người bệnh cần được theo dõi và cảnh báo cơn co giật, không còn người bệnh nào cần theo dõi dấu hiệu sinh tồn nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên, vẫn còn 93,7% người bệnh cần theo dõi thực hiện y lệnh thuốc 3 lần/ngày. 

Kết luận: Ở thời điểm ngày 7 sau ngày điều trị, các triệu chứng rối loạn tâm thần và triệu chứng lâm sàng của người bệnh hội chứng cai rượu thấp. Phần lớn người bệnh có khả năng tự chăm sóc, nhu cầu sự hỗ trợ từ người nhà thấp tuy nhiên nhu cầu chăm sóc điều dưỡng vẫn rất lớn.

Từ khóa: hội chứng cai rượu, chăm sóc điều dưỡng ngày 7 sau điều trị

 

ABSTRACT

CLINICAL CHARACTERISTICS AND NEEDS FOR CARE IN DAY 7 OF PATIENTS WITH ALCOHOL WITHDRAWAL SYNDROME

Background: Withdrawal state is one of the primary expressions of alcoholics when they stop or reduce using alcohol, then patients will have many mental and physical symptoms such as tremor, sweating, hallucinations, which is required nursing care interventions.

Objective: To describe the clinical features and needs for nursing care of inpatients with alcohol withdrawal syndrome during the seventhday at the National Institute of Mental Health.

Material and Methods: 126 inpatients diagnosed with mental and behavioral disorders due to alcohol (F10) at the National Institute of Mental Health. We used cross-sectional design.

Results: After 7 days of treatment, clinical symptoms still hallucinations (14.3%), paranoia (28.6%), insomnia (4.8%). 1.6% of patients needed to be monitored the delirium and 1.6% of patients need to be monitored and warned for seizures, no more patients need to be monitored vital signs several times a day. However, there are still 93.7% of patients who need to be monitored to follow the medicine orders 3 times/day.

Conclusions: At  day 7 after of treatment, psychotic  and clinical symptoms of patients with low alcohol withdrawal syndrome. Most patients were able to take care of themselves, the need for support from family members is low, but the need for nursing care was still quitehuge.

Keywords: Alcohol withdrawal syndrome, nursing care day 7 after treatment

  • DOI : http://doi.org/10.52322/jocmbmh.125.03
  • Chủ đề : Sức khoẻ Tâm thần
  • Loại bài báo : Nghiên cứu gốc
  • Chuyên nghành : Điều dưỡng

File toàn văn

Chưa có mã code, vui lòng liên hệ để nhận mã theo số điện thoại : 0947040855 - Email : jocm@bachmai.edu.vn

  • Thông tin liên hệ : Đỗ Thị Hoa
  • Email : dohoabm2675@gmail.com
  • Địa chỉ : Viện Sức khoẻ Tâm thần Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai

Bài báo liên quan

Nhà tài trợ và đối tác