MỨC ĐỘ LO LẮNG VỀ BẠO HÀNH TẠI NƠI LÀM VIỆC CỦA HỌC VIÊN ĐIỀU DƯỠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI NGUYÊN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

  • Mã bài báo : 125.07
  • Ngày xuất bản : 31/12/2021
  • Số trang : 54-60
  • Tác giả : Nguyễn Hoàng Long
  • Lượt xem : ( 135 )

Danh sách tác giả (*)

  • Nguyễn Hoàng Long 1 - Viện Khoa học Sức khoẻ, Trường Đại học VinUni

http://doi.org/10.52322/jocmbmh.125.07

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Bạo hành tại nơi làm việc của điều dưỡng là vấn đề đáng lo ngại. Hình thức bạo hành dù là lời nói hay tấn công thể xác cũng đều ảnh hưởng đến tâm lý và thể chất của điều dưỡng viên.

Mục tiêu: Nghiên cứu này được tiến hành để tìm hiểu mức độ lo lắng về bạo hành tại nơi làm việc của điều dưỡng viên và một số yếu tố liên quan.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Với thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, số liệu được thu thập bằng cách phát vấn 201 điều dưỡng viên đang học tại Đại học Y Dược Thái Nguyên dựa trên bộ câu hỏi tự điền. Đánh giá mức độ lo lắng của điều dưỡng viên về bạo hành tại nơi làm việc dựa vào thang đo từ 0-10, 0 là không lo lắng, điểm càng cao thì mức độ lo lắng càng lớn.

Kết quả: Nghiên cứu cho thấy điểm trung bình mức độ lo lắng về bạo hành tại nơi làm việc của điều dưỡng viên là 5,42 ± 2,96 /10 điểm. Nhóm điều dưỡng có trình độ đại học, sau đại học có mức độ lo lắng (6,63/10 điểm) cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm điều dưỡng trình độ trung cấp, cao đẳng (5,03/10 điểm). Ngoài ra chưa tìm được sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ lo lắng về bạo hành tại nơi làm việc giữa nhóm điều dưỡng khác nhau về giới tính, đơn vị công tác, tuổi, thâm niên.

Kết luận: Mức độ lo lắng về bạo hành tại nơi làm việc của điều dưỡng trong nghiên cứu này ở mức trung bình, nhưng tỷ lệ điều dưỡng viên có lo lắng lại ở mức cao. Cần có nghiên cứu sâu hơn về nguyên nhân cũng như có biện pháp can thiệp để tạo tâm lý an toàn cho điều dưỡng viên trong quá trình làm việc.

Từ khóa: Lo lắng, bạo hành nghề nghiệp, điều dưỡng

 

ABSTRACT

ANXIETY ABOUT WORKPLACE VIOLENCE AMONG NURSING STUDENTS AT THAI NGUYEN UNIVERSITY OF MEDICINE AND PHARMACY AND ASSOCIATED FACTORS

Introduction: Workplace violence against nurses is an important issue. Regardless of its forms, both verbal or physical attacks can affect the psychological and physical health of nurses

Objectives: This study was conducted to survey nurses’ anxiety about workplace violence.

Method: A descriptive cross-sectional study was conducted with 201 nurses who were pursuing RN-BN programs at Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy. Data was collected by self-administered questionnaires. Participants were asked to rate their levels of anxiety about violence at their workplace on a 10-point numeric scale.

Result: The average score of anxiety was 5.42 ± 2.96, with the range between 0 and 10. A statistically significant association was found between the anxiety level and educational background. The anxiety score of nurses with at least bachelor’s degree was higher than that among ones with a college diploma or below. In addition, there was no statistically significant difference in the level of anxiety among nurses with different groups of gender, working departments, age, and working experience.

Conclusion: The level of anxiety about workplace violence among nurses in this study was moderate. However, due to its high prevalence, there is a need for further investigations and interventions to manage nurses’ anxious feelings at works.

Keywords: : Anxiety, workplace violence, nurses

  • DOI : http://doi.org/10.52322/jocmbmh.125.07
  • Chủ đề : Sức khỏe trường học
  • Loại bài báo : Nghiên cứu gốc
  • Chuyên nghành : Y tế Công cộng

File toàn văn

Chưa có mã code, vui lòng liên hệ để nhận mã theo số điện thoại : 0947040855 - Email : jocm@bachmai.edu.vn

  • Thông tin liên hệ : Nguyễn Hoàng Long
  • Email : long.nh@vinuni.edu.vn
  • Địa chỉ : Viện Khoa học Sức khoẻ, Trường Đại học VinUni

Bài báo liên quan

Nhà tài trợ và đối tác