Website : www.jocm.vn Email : jocm@bachmai.edu.vn Phone : +84947040855
https://doi.org/10.52322/jocmbmh.129.07
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân (BN) chẩn đoán xác định ung thư phổi (UTP) bằng sinh thiết qua nội soi phế quản (STQNSPQ) và giá trị của STQNSPQ trong chẩn đoán xác định UTP tại Trung tâm Hô hấp – Bệnh viện Bạch Mai.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu và tiến cứu ở 268 BN nghi ngờ UTP có chỉ định nội soi phế quản (NSPQ), trong đó có 67/73 BN được chẩn đoán xác định UTP bằng STQNSPQ tại Trung tâm Hô hấp – Bệnh viện Bạch Mai trong thời gian từ tháng 1/2020 đến tháng 7/2022.Thu thập số liệu và xử lý bằng phần mềm SPSS 20.
Kết quả: 73/268 (27,2%) BN có STQNSPQ, trong đó có 67 BN có mô bênh học (MBH) là UTP, trong 6 BN có kết quả MBH qua STNSPQ không UTP có 2 BN được chẩn đoán UTP bằng sinh thiết xuyên thành ngực. Trong 67 BN có MBH là UTP qua STQNSPQ có độ tuổi trung bình 60,38 ± 9,6; tỉ lệ nam/nữ: 3,05/1, hút thuốc lá 69,7%, số bao năm trung bình 11,8 ± 10,2. Ho là triệu chứng thường gặp nhất. Tổn thương vị trí thuỳ trên phổi phải, trung tâm, đơn độc, kích thước 3- 5cm là chủ yếu trên cắt lớp vi tính (CLVT ). Hình ảnh NSPQ hay gặp nhất là u sùi. 43,2% BN được chẩn đoán muộn, ung thư biểu mô tuyến hay gặp nhất 71,6%. Chẩn đoán UTP bằng STQNSPQ có độ nhạy 97,7%, độ đặc hiệu 100%, giá trị dự báo dương tính 100%, giá trị dự báo âm tính 66,67%.
Kết luận: UTP gặp chủ yếu ở nam giới, trung niên, có hút thuốc. Ho là triệu chứng thường gặp nhất. Khối u vị trí thuỳ trên phổi phải, trung tâm, đơn độc, kích thước 3- 5cm gặp chủ yếu. Hình ảnh NSPQ hay gặp nhất là u sùi. Ung thư biểu mô tuyến chiếm tỉ lệ cao nhất. Giai đoạn IIIA chiếm 41,8%. Có 56,8% BN phát hiện chủ yếu giai đoạn sớm. STQNSPQ là phương pháp có hiệu quả cao trong chẩn đoán xác định UTP với độ nhạy là 97,7% và độ đặc hiệu là 100%. STQNSPQ là phương pháp an toàn để chẩn đoán.
Từ khóa: nội soi phế quản, ung thư phổi.
Abstract
CLINICAL AND LABORATORY CHARACTERISTICS OF PATIENTS WITH LUNG CANCER DIAGNOSED BY BRONCHOSCOPY BIOPSY AND THE VALUE OF BRONCHOSCOPY BIOPSY IN RESPIRATORY CENTER OF BACH MAI HOSPITAL
Objective: Assessment of clinical and subclinical characteristics of lung cancer patients diagnosed by bronchoscopy biopsy and the diagnostic value of bronchoscopy biopsy in lung cancer diagnosis.
Subject and method: Cross-sectional study in 268 patients suspected lung cancer and indicated bronchoscopy. Among those, 67/73 patients were diagnosed by bronchoscopic biopsy. Location was Respiratory Center – Bach Mai hospital, from 1/2020 to 7/2022. Data were analyzed by SPSS 20.
Result: 73/268 (27,2%) patients were performed bronchoscopy, among those 67 patients were diagnosed with lung cancer, among 6 patients who had negative result, there were two patient positive with lung cancer by intrathoracic biopsy. Aforementioned 67 patients had the average age of 60,38±9,6 years old, male/female ration was 3,05/1; smoking patients 69,7% with the quantity of 11,8±10,2 packets/year. Coughing was the most common. Tumor mainly located at superior right lobe, centered with the size of 3-5 cm in computed tomography scan. 43,2% patients were late diagnosed, adenocarcinoma was the most common. The sensitivity and specificity of bronchoscopy biopsy were 97,7% and 100%, positive predictive value was 100%, negative predictive value was 66,67%.
Conclusion: Lung cancer is common in middle aged male with smoking. Coughing is the most common. Tumor situates at right lobe, centered, single with size of 3-5 cm was common. Adenocarcinoma was popular. The sensitivity and specificity of bronchoscopy biopsy in lung cancer diagnosis were 97,7% and 100%. Stage IIIA accounts for 41.8%. There are 56.8% of patients detected mainly early stage. It is a safe method of diagnosis.
Keywords: bronchoscopy, lung cancer