Website : www.jocm.vn Email : jocm@bachmai.edu.vn Phone : +84947040855
https://doi.org/10.52322/jocmbmh.129.02
TÓM TẮT
Kháng sinh là nguyên nhân hàng đầu gây ra các phản ứng dị ứng trong các nguyên nhân do thuốc. Trong đó nhóm penicillin và cephalosporin được ghi nhận nhiều nhất. Theo thống kê, cứ khoảng 15 người thì có một người có ghi nhận dị ứng với kháng sinh, mức độ từ nhẹ như nổi ban mày đay, ngoại ban đa dạng đến các phản ứng nặng đe dọa tính mạng như tổn thương da nặng, tổn thương nội tạng và phản vệ. Nhóm penicillin là nguyên nhân của 20% các trường hợp phản vệ do thuốc tại Mỹ, là nguyên nhân của 75% số ca tử vong do phản vệ. Phản vệ do penicillin cao gấp 10 lần so với cephalosporin. Tuy nhiên, phần lớn các hồ sơ hay thông tin về phản ứng dị ứng với kháng sinh của người bệnh không rõ ràng. Do đó, trong thực hành lâm sàng, các bác sĩ gặp nhiều khó khăn trong việc xác định nguy cơ thực sự của bệnh nhân và lựa chọn kháng sinh an toàn khi bệnh nhân có chỉ định điều trị. Mặt khác, khoảng 90% bệnh nhân được chẩn đoán quá mức tiền sử dị ứng kháng sinh, đặc biệt là nhóm beta-lactam dẫn đến việc chỉ định thay thế bằng các kháng sinh phổ rộng, không thuộc nhóm beta-lactam, làm tăng nguy cơ tác dụng phụ, đề kháng kháng sinh và gia tăng chi phí điều trị. Việc xác nhận lại (de-labelling) tiền sử dị ứng kháng sinh bằng các phương pháp tin cậy như khai thác tiền sử theo cấu trúc, các test chẩn đoán in vivo và in vitro mang lại lợi ích trong sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý và hạn chế đề kháng kháng sinh đã được ghi nhận trong nhiều nghiên cứu gân đây. Trong bài tổng quan này, chúng tôi sẽ cập nhật về dị ứng kháng sinh bao gồm: phân loại, cơ chế, chẩn đoán, điều trị và lựa chọn kháng sinh an toàn cho bệnh nhân dựa trên phân tầng theo các nhóm nguy cơ.
Từ khóa: Dị ứng kháng sinh, beta-lactam, cephalosporin, penicillin, tổn thương da nặng phản vệ, mày đay, phù mạch, dị ứng chéo, test da.
Abstract
ALTERNATIVE ANTIBIOTICS FOR PATIENTS WITH A HISTORY OF ALLERGY: WHAT SHOULD WE DO?
Antibiotics are the most common cause of drug-induced allergy reactions, especially penicillins and cephalosporins. According to previous data, about one in 15 people have allergic reaction to antibiotics, ranging from mild reactions such as urticaria to severe life-threatening reactions such as severe cutaneous adverse reaction, organ involments and anaphylaxis. It is estimated that penicillins are responsible for 20% of drug-induced anaphylaxis in USA and 75% of anaphylaxis deaths. Anaphylaxis caused by penicillins is 10 times higher than that of cephalosporins. However, most of information about patients’ antibiotic allergy history is unclear or unrecorded. Therefore, in clinical practice, medical staffs are facing many difficulties in determining the actual allergic risk and choosing safe antibiotics for patient with antibiotic allergy. On the other hand, about 90% of patients with antibotic allergic history are overdiagnosed, especially beta-lactams group. Therefore, leading to an alternative indication with broad-spectrum, non-betalactam antibiotics, which increases the risk of side effects, antibiotic resistance and raises treatment costs. De-labelling of antibiotic allergy using reliable methods (such as using structural questions to obtain patients’history information, in vivo and in vitro diagnostic tests) offers benefits in safe and reasonable selection of antibiotics and limited antibiotic resistance has been noted in many recent studies. In this review, we will update on antibiotic allergy including: classification, mechanism, diagnosis, treatment and selection of safe antibiotics for patients based on stratification by risk groups.
Keywwords: Antibiotic allergy, beta-lactam, penicillins, cephalosporins, severe cutaneous adverse reactions, urticaria, angioedema, anaphylaxis, cross-reactivity skin test.