Hiệu quả can thiệp nâng cao kỹ năng giao tiếp với người bệnh ở điều dưỡng viên tại các khoa lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai

  • Mã bài báo : 136.09
  • Ngày xuất bản : 30/09/2023
  • Số trang : 64-72
  • Tác giả : Trần Đăng Tính
  • Lượt xem : ( 118 )

Danh sách tác giả (*)

  • Trần Đăng Tính 1 - Trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai, Bệnh viện Bạch Mai
  • Đào Xuân Cơ - Bệnh viện Bạch Mai
  • Hoàng Gia Du - Bệnh viện Bạch Mai
  • Đặng Vũ Phương Linh - Bệnh viện Bạch Mai
  • Lê Thị Kim Ánh - Trường Đại học Y tế Công cộng

https://doi.org/10.52322/jocmbmh.136.0109

TÓM TẮT

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp nâng cao kỹ năng giao tiếp với người bệnh của điều dưỡng viên ở một số khoa lâm sàng tại bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 2019-2023.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Sử dụng thiết kế phỏng thực nghiệm so sánh trước sau, không nhóm chứng. Các biện pháp can thiệp gồm tập huấn, giám sát hỗ trợ, phân công công việc hợp lý, hỗ trợ chuyên môn. Nghiên cứu được tiến hành với 435 quan sát thực hành giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh trước và 390 sau can thiệp.

Kết quả: Kỹ năng giao tiếp bằng lời nói của điều dưỡng viên với người bệnh, trước can thiệp  tỷ lệ đạt 16,1%, sau can thiệp tỷ lệ đạt là 93,9%, tăng 483,2% (p<0,001). Kỹ năng giao tiếp bằng ngữ điệu, cử chỉ của điều dưỡng viên với người bệnh, trước can thiệp tỷ lệ đạt là 12,2%, sau can thiệp tỷ lệ đạt là 87,4%, mức độ thay đổi tăng 616,4% (p<0,001). Kỹ năng lắng nghe của điều dưỡng khi giao tiếp với người bệnh, trước can thiệp tỷ lệ đạt là 11%, can thiệp tỷ lệ đạt là 90,5%, tăng 722,7% (p<0,001).

Kết luận: Các biện pháp can thiệp có hiệu quả cao trong việc nâng cao kỹ năng giao tiếp với người bệnh của điều dưỡng viên ở một số khoa lâm sàng bệnh viện Bạch Mai.

Từ khóa: Kỹ năng giao tiếp, người bệnh, điều dưỡng viên

 

ABSTRACT

THE EFFECTIVENESS OF INTERVENTION TO IMPROVE COMMUNICATION SKILLS WITH PATIENTS IN NURSES OF CLINICAL DEPARTMENTS AT BACH MAI HOSPITAL

Objectives: To evaluate the effectiveness of some interventions to improve communication skills with patients of nurses in some clinical departments at Bach Mai Hospital in the period 2019-2023.

Participants and Methods: Non-controlled intervention study, comparing before and after intervention. Using interventions including training, supervision, reasonable work assignment, professional support. The study was conducted with 435 observations before intervention and 342 observations after intervention.

Results: Verbal communication skills of nurses with patients, before intervention the achievement rate was 16.1%, after intervention the achievement rate was 93.9%, increased by 483,2% (p<0.001). Non-verbal communication skills of nurses with patients, before intervention the achievement rate was 12.2%, after intervention the achievement rate was 87.4%, increased by 616.4% (p<0.001). Listening skills of nurses when communicating with patients, before intervention the achievement rate was 11%, after intervention the achievement rate was 90.5%, increased by 722.7% (p<0.001).

Conclusion: The interventions including training, supervision, reasonable work assignment, professional support helped to improve communication skills of nurses with patients.

Keywords: communication skills, patients, nurses.

  • DOI : 10.52322/jocmbmh.136.0109
  • Chủ đề : Đào tạo
  • Loại bài báo : Nghiên cứu gốc
  • Chuyên nghành : Điều dưỡng

File toàn văn

Chưa có mã code, vui lòng liên hệ để nhận mã theo số điện thoại : 0947040855 - Email : jocm@bachmai.edu.vn

  • Thông tin liên hệ : Trần Đăng Tính
  • Email : tamphuctinhcbm@gmail.com
  • Địa chỉ : Trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai, Bệnh viện Bạch Mai

Bài báo liên quan

Nhà tài trợ và đối tác