Website : www.jocm.vn Email : jocm@bachmai.edu.vn Phone : +84947040855
https://doi.org/10.52322/jocmbmh.136.0105
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và kết quả phẫu thuật nối thần kinh giữa trong vết thương đoạn cẳng tay bằng kĩ thuật vi phẫu.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả một loạt ca bệnh trên 35 bệnh nhân có vết thương cẳng tay với tổn thương thần kinh giữa được phẫu thuật tại khoa Phẫu thuật chi trên và vi phẫu- Bệnh viện Trung ương quân đội 108.
Kết quả: Kết quả cho thấy 31 nam và 4 nữ, tuổi trung bình 38,74 tuổi (từ 11 đến 73). Cơ chế tổn thương thường gặp nhất là kính cắt 28/35 (80%) bệnh nhân, do dao 4/35 (11,43%) bệnh nhân và do cơ chế khác là 3/35 (8,57%) bệnh nhân. Tổn thương cấu trúc giải phẫu phối hợp cùng thần kinh giữa hay gặp nhất là đứt gân cơ vùng cẳng tay, gặp ở 35/35 (100%). Các gân cơ thường bị tổn thương là gan tay lớn, gan tay bé, gấp dài ngón cái và gấp nông sâu ngón II, III. Tổn thương thần kinh trụ phối hợp gặp ở 12/35 (34,29%) bệnh nhân. Tất cả các bệnh nhân được khâu nối thần kinh giữa trong vòng 24 giờ đầu theo kĩ thuật khâu bao nhóm bó và bao ngoài nhóm bó. Các bệnh nhân được theo dõi đánh giá phục hồi chức năng thần kinh sau 6 tháng trở lên (trung bình 28 tháng). Kết quả phục hồi vận động, cảm giác mức tốt trở lên đạt 29/35 (82,86%) bệnh nhân.
Kết luận: Tổn thương thần kinh giữa trong vết thương đoạn cẳng tay thường gặp ở nam giới trong độ tuổi lao động do vật sắc nhọn cắt ở vị trí 1/3 dưới cẳng tay. Vết thương sạch gọn nhưng thường tổn thương phối hợp nhiều gân cơ, mạch máu, thần kinh. Khâu nối thì đầu bằng kĩ thuật vi phẫu là phương án điều trị tốt cho bệnh nhân. Kết quả phục hồi tốt trên những bệnh nhân trẻ tuổi, tổn thương tối thiểu.
Từ khóa: Tổn thương thần kinh giữa, vết thương cẳng tay, vi phẫu
ABSTRACT
RESULTS OF MEDIAN NERVE ANSTOMOSIS IN FOREARM WOUNDS USING MICROSURGICAL TECHNIQUE
Objectives: To describe clinical features and the result of anastomosed median nerve operation by using microsurgery techniques.
Participants and Methods: We conducted a case series of 35 patients with forearm and median nerve injuries operated at the Department of Upper Limb Surgery and Microsurgery - 108 Military Central Hospital.
Results: 35 males and 4 females, average ages of 38,74 years (range: 11 to 73). The most frequent mechanisms of injury were accidental glass lacerations 28/35 (80%), knife wounds 4/35 (11,43%), others 3/35(8,57%). Tendon rupture in the forearm, which occurs in 35/35 (100%) cases, is the injury to the anatomical structure connected to the median nerve that occurs most frequently. The tendon of palmaris longus, brevis, flexor pollicis longus and the tendon of flexor digitorum profundus, superficialis II, III are the tendons that are frequently injured. Twelve out of 35 patients (34,29%) experienced combined ulnar nerve injury. Within the first 24 hours, all patients had their median nerves anastomosed utilizing the fascicular sheath and outer fascicular sheath suturing methods. Patients were monitored for at least six months (on average 28 months) to assess neurological recovery. In 29/35 (82.86%) of the patients, the sensory and motor recovery outcomes were good or better.
Conclusion: Median nerve injuries of forearm wounds is popular among working-age men by dint of sharp objects of 1/3 under forearm position. Clear wounds affect muscle tendons, blood vessels and nerves generally. Initial replantation by microsurgery is considered as one of the best treating methods for patients. The satisfactory recoveries of young patients and the injuries are minimized.
Keywords: median nerve injuries, forearm wounds, microsurgery.