Website : www.jocm.vn Email : jocm@bachmai.edu.vn Phone : +84947040855
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Do dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, chuyển từ học tập trực tiếp sang học tập trực tuyến là biện pháp ứng phó đầu tiên của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đây là một phương pháp học tập mới cho sinh viên với nhiều thuận lợi và khó khăn.
Mục đích: Tìm hiểu phản hồi của sinh viên về học tập trực tuyến trong thời dịch COVID-19 và một số yếu tố liên quan tại Trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai năm 2021.
Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 624 sinh viên từ năm thứ nhất đến năm thứ ba của 4 ngành đào tạo được lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên phân tầng. Bộ câu hỏi phỏng vấn sử dụng bộ công cụ DREEM của tác giả Sue Roff sau khi được chuẩn hóa với Cronbach’s alpha trên 0,85. Kiểm định T-test, Anova-test được áp dụng nhằm đánh giá các yếu tố liên quan tới việc học trực tuyến của sinh viên.
Kết quả: Sinh viên có phản hồi tốt nhất với các tiêu chí về giảng viên (4,14±0,76). Tuy nhiên một số tiêu chí về sự tương tác (3,84±0,97) và tiếp thu kiến thức (3,67±0,92) của sinh viên có điểm đánh giá thấp hơn trong học tập trực tuyến. Phương tiện học tập, khả năng sử dụng các công nghệ thông tin và kỹ năng tự học của sinh viên là các yếu tố liên quan đến phản hồi của sinh viên (p<0,05).
Kết luận: Học tập trực tuyến là một hình thức đào tạo mới được áp dụng trong ngành điều dưỡng nhằm ứng phó với dịch COVID-19 nhưng cũng có nhiều thách thức khi triển khai. Nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin và kỹ năng tự học của sinh viên sẽ giúp học tập trực tuyến được hiệu quả hơn.
Từ khóa: Học trực tuyến, COVID-19, sinh viên.
ABSTRACT
STUDENTS’ RESPONSES TO ONLINE LEARNING AT BACH MAI MEDICAL COLLEGE DURING THE COVID-19 OUTBREAK IN 2021
Background: The majority of higher education facilities has been transferred the “face-to-face” learning to online learning during the COVID-19 outbreak. The online learning has some significant achievements but it also is a major challenge in medical education.
Objectives: Assessing students’ responses to online learning and associated factors during the COVID-19 outbreak at Bach Mai Medical College in 2021.
Methods: A cross-sectional study was conducted on 624 students from the first year to the third year of the four majors and selected by stratified random sampling. The questionnare (DREEM) of Sue Roff consists of 4 parts with 36 matching questions was used after testing Cronbach’s alpha with the index score above 0,85. T-test, Anova-test were used to evaluate factors related to students’ online learning.
Results: Students had the best responses to perceptions of teacher (4,14±0,76). But interaction (3,84±0,97) and academic self-perception (3,67±0,92) had lower points. Differences in using smart phone/ computer/ laptop to access internet, ability to use information technology and self-study were also associated with student’s response (p < 0,05)
Conclusions: Online learning is a new method of nursing education in the COVID-19 pandemic, but there are also challenges in the implementation process. However, we need to improve student’s level of information technology application and self-study skills for more effective online learning.
Keywords: Online learning, COVID-19, students