Website : www.jocm.vn Email : jocm@bachmai.edu.vn Phone : +84947040855
http://doi.org/10.52322/jocmbmh.123.05
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Giao tiếp hiệu quả là một yếu tố quan trọng trong việc thiết lập các mối quan hệ, tạo cơ sở cho điều dưỡng viên chăm sóc người bệnh toàn diện.
Mục tiêu: Nghiên cứu này được tiến hành để tìm hiểu khả năng giao tiếp của điều dưỡng viên với các nhóm đối tượng khác nhau trong công việc hàng ngày.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Với thiết kế mô tả cắt ngang, số liệu đượcthu thập bằng bộ câu hỏi tự điền với 125 điều dưỡng viên thuộc một số cơ sở y tế công lập tại khu vực miền núi phía Bắc. Bộ công cụ đánh giá khả năng giao tiếp của điều dưỡng với các đối tượng: Điều dưỡng viên khác, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên phòng ban, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Khả năng giao tiếp với mỗi đối tượng được đánh giá theo các mức độ rất dễ dàng (3 điểm), dễ dàng (2 điểm), khó khăn (1 điểm) và rất khó khăn (0 điểm).
Kết quả: Nghiên cứu cho thấy điều dưỡng viên tự đánh mình có khả năng giao tiếp dễ dàng với các đối tượng nghiên cứu, với điểm trung bình là 2,13/3 điểm. Điểm số khả năng giao tiếp với điều dưỡng viên khác là cao nhất (2,38/3 điểm), tiếp theo là với dược sỹ và bác sỹ (cùng là 2,18/3 điểm), và với nhân viên khối phòng ban (2,14/3 điểm), tất cả đều trong mức dễ dàng. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy điều dưỡng viên cho rằng mình giao tiếp khó khăn với người bệnh và người nhà người bệnh (cùng là 1,95/3 điểm).
Kết luận: Khả năng giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh và người nhà người bệnh ở mức khó khăn, giao tiếp với các nhóm đối tượng nhân viên y tế khác nhau đều ở mức dễ dàng. Trong đó giao tiếp với điều dưỡng viên khác là dễ dàng nhất.
Từ khóa: Khả năng giao tiếp, giao tiếp điều dưỡng
ABSTRACT
SELF-EVALUATION OF COMPETENCIES IN DAILY COMMUNICATION WITH COLLEAGUES AND PATIENTS AMONG NURSES AT SELECTED HOSPITALS OF THE NORTHERN MOUNTAINS
Introductuon: Effective communication helps nurses building the relationships with others, what are foundations for comprehensive nursing services.
Objectives: This study investigated nurses’ evaluation of their competencies in daily communication with colleagues and patients.
Participants and Methods: With the cross-sectional descriptive design, data was collected by self-administered questionnaires from 125 nurses who were working in selected public health institutions of the Northern Mountains. Nurses were asked to rate their ability in communication with patients and their family, physicians, pharmacists, hospital staff, and other nurses against a 4-point numeric scale, ranging from be able to communicate from very easily (3 point) to very difficultly (0 point).
Results: The overall score showed that nurses can communicate easily with others, with the mean score of 2.13 out of 3.0. Score of communication with other nurses was ranked highest (2.83/3), followed by with physicians and pharmacists (both scores were 2.18/3), and with hospital staff (2.14/3). However, nurses showed limited ability in communication with patients and their family by reporting a score of 1.95/3, which felt to the range of “difficult”.
Conclusion: Nurses reported difficulty in communicating with patients and their family. However, they found it was easy to communicate with colleagues from both health professional and staff group. Communication with other nurses seemed to be easily the most.
Keywords: Communication competencies, nursing communication