PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CẢNH GIÁC DƯỢC TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN ĐA KHOA Ở VIỆT NAM

  • Mã bài báo : YHLS12109
  • Ngày xuất bản : 29/04/2021
  • Số trang : 61-69
  • Tác giả : Trần Lê Vương Đại
  • Lượt xem : ( 648 )

Danh sách tác giả (*)

  • Trần Lê Vương Đại 1 - Khoa Dược, Bệnh viện Bạch Mai
  • Vũ Phương Thảo - Bộ môn Tổ chức quản lý dược, Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Trần Ngân Hà - Trung tâm DI & ADR Quốc gia, Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Bùi Thị Ngọc Thực - Khoa Dược, Bệnh viện Bạch Mai
  • Nguyễn Thu Minh - Khoa Dược, Bệnh viện Bạch Mai
  • Trần Thị Lan Anh - Khoa Dược, Bệnh viện Bạch Mai
  • Nguyễn Quỳnh Hoa - Khoa Dược, Bệnh viện Bạch Mai
  • Nguyễn Hoàng Anh - Trung tâm DI & ADR Quốc gia, Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Trần Nhân Thắng - Khoa Dược, Bệnh viện Bạch Mai

https://doi.org/10.52322/jocmbmh.121.09

TÓM TẮT

Mục tiêu: Phân tích thực trạng hoạt động cảnh giác dược được thực hiện tại 3 bệnh viện đa khoa giai đoạn 2013 - 2018.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, phân tích hoạt động Cảnh giác Dược tại các bệnh viện thông qua bộ công cụ IPAT (Bộ công cụ đánh giá Cảnh giác Dược dựa trên chỉ số) từ 2013 đến 2018.

Kết quả: Thực trạng cơ cấu tổ chức Cảnh giác Dược tại các bệnh viện khảo sát không đồng đều, đạt điểm từ 6 đến 11. Điểm số đánh giá thực trạng về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực và các biểu mẫu liên quan đều ở mức cao, đạt trên 50% tổng số điểm thực hiện. Trong khi đó, việc triển khai các biểu mẫu báo cáo này và thực hiện các hoạt động nghiên cứu liên quan đến an toàn thuốc vẫn chưa được chú trọng, dao động từ 11,1% đến 44,4%. Thực trạng hoạt động thông tin và truyền thông tại các bệnh viện khảo sát đạt điểm số cao nhất (lần lượt là 100%, 90,9% và 54,5%).

Kết luận: Thực trạng hoạt động Cảnh giác Dược của 3 bệnh viện đều không đạt điểm tối đa ở cả 5 tiêu chí và mức độ thực hiện không đồng nhất. Vì vậy, để tăng cường hiệu quả hoạt động Cảnh giác Dược, mỗi bệnh viện cần thúc đẩy sự tham gia và hợp tác của các nhân viên y tế.

Từ khóa: IPAT, bệnh viện, phản ứng có hại của thuốc, hoạt động cảnh giác dược

 

ABSTRACT

AN ANALYSIS OF THE CURRENT SITUATION OF PHARMACOVIGILANCE ACTIVITIES IN SOME GENERAL HOSPITALS IN VIETNAM

Objectives: To assess the current practices of pharmacovigilance activities implemented in three general hospitals during the 2013 – 2018 period.

Material and Methods: Cross-sectional descriptive of the pharmacovigilance activities by IPAT (Indicator-based Pharmacovigilance Assessment Tool) from 2013 to 2018.

Results: The pharmacovigilance structures in these hospitals were heterogeneous, achieved a performance score from 6 to 11. The figure for facilities, human resources and related forms indicators were high, which achieved over 50% total performance score. Meanwhile, the implementing of that related forms and current status of research activities related to drug safety in these hospitals were still under development, which is range of 11.1% to 44.4%. The evaluation score for information and communication activities were the highest figure (100%,90.9% and 54.5% respectively).

Conclusion: The status of pharmacovigilance activities of 3 hospitals did not reach the maximum score in all 5 criteria and the implementation level was heterogeneous. In order to enhance pharmacovigilance activities, hospitals should encourage the partipation and cooperation of healthcare professionals.

Keywords: IPAT, hospital, adverse drug reactions, pharmacovigilance activity

 

Gợi ý trích dẫn:

(1) Tiếng Việt (theo Bộ Khoa học & Công nghệ): Trần Lê Vương Đại, Vũ Phương Thảo, Trần Ngân Hà, Bùi Thị Ngọc Thực, Nguyễn Thu Minh, Trần Thị Lan Anh, Nguyễn Quỳnh Hoa, Nguyễn Hoàng Anh, Trần Nhân Thắng (2021), "Phân tích thực trạng hoạt động cảnh giác Dược tại một số bệnh viện Đa khoa ở Việt Nam", Tạp chí Y học lâm sàng. 121, tr. 61-69.

(2) Tiếng Anh (theo Vancouver): Tran Le Vuong Dai, Vu Phuong Thao, Tran Ngan Ha, Bui Thi Ngoc Thuc, Nguyen Thu Minh, Tran Thi Lan Anh, Nguyen Quynh Hoa, Nguyen Hoang Anh, Tran Nhan Thang. An analysis of the current situation of pharmacovigilance activities in some general hospitals in Vietnam. Journal of Clinical Medicine. 2021; 121: 61-69. DOI: 10.52322/jocmbmh.121.09.

  • Chủ đề : Dược lâm sàng
  • Loại bài báo : Nghiên cứu gốc
  • Chuyên nghành : Chuyên nghành Dược khoa

File toàn văn

Chưa có mã code, vui lòng liên hệ để nhận mã theo số điện thoại : 0947040855 - Email : jocm@bachmai.edu.vn

  • Thông tin liên hệ : Trần Lê Vương Đại
  • Email : drvuongdai@gmail.com
  • Địa chỉ : Khoa Dược, Bệnh viện Bạch Mai

Bài báo liên quan

Nhà tài trợ và đối tác