TÌM HIỂU MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TUÂN THỦ SỬ DỤNG THUỐC CHỐNG TRẦM CẢM Ở NGƯỜI BỆNH RỐI LOẠN TRẦM CẢM TÁI DIỄN TẠI VIỆN SỨC KHỎE TÂM THẦN QUỐC GIA NĂM 2020

  • Mã bài báo : YHLS12107
  • Ngày xuất bản : 29/04/2021
  • Số trang : 46-51
  • Tác giả : Nguyễn Thị Phương Huy
  • Lượt xem : ( 559 )

Danh sách tác giả (*)

  • Nguyễn Thị Phương Huy 1 - Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai
  • Nguyễn Doãn Phương - Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai
  • Phạm Thị Thu Hiền - Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai

https://doi.org/10.52322/jocmbmh.121.07

TÓM TẮT

Mục tiêu: Phân tích một số yếu tố liên quan đến tuân thủ sử dụng thuốc chống trầm cảm ở người bệnh rối loạn trầm cảm tái diễn tại Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc Gia năm 2020.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang.

Kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu trên 313 người bệnh cho thấy một số yếu tố liên quan đến tuân thủ sử dụng thuốc là: thu nhập (p<0,05; OR=2,88; 95% CI (1,82 – 4,56)), khoảng cách (p<0,05; OR=3,24; 95% CI (1,88 – 5,58)), tác dụng không mong muốn của thuốc (p<0,05; OR=3,35; 95% CI (1,61 – 6,97)), được tư vấn sử dụng thuốc (p<0,05; OR=2,15; 95% CI (1,36 – 3,4)) và niềm tin vào thuốc (p<0,05; OR=2,07; 95% CI (1,27 – 3,38)). Không tìm thấy mối liên quan giữa số viên thuốc và số lần uống thuốc trong một ngày với tuân thủ điều trị thuốc chống trầm cảm.

Kết luận: Tỷ lệ tuân thủ sử dụng thuốc chống trầm cảm cao ở nhóm người bệnh: có thu nhập trên 5 triệu đồng, có khoảng cách từ 10 km trở xuống, không gặp tác dụng không mong muốn của thuốc, được tư vấn sử dụng thuốc và nhóm người bệnh có niềm tin về thuốc.

Từ khóa: Tuân thủ, thuốc chống trầm cảm, rào cản

 

ABSTRACT

FACTORS ASSOCIATED WITH ADHERENCE TO ANTIDEPRESSANT TREATMENT IN PATIENTS WITH RECURRENT DEPRESSIVE DISORDER AT THE NATIONAL INSTITUTE OF MENTAL HEALTH IN 2020

Objectives: Analyse was some of the related factors adherence to antidepressant treatment in patients with recurrent depressive disorder at the National Institute of Mental Health in 2020.

Material and Methods: Cross-sectional descriptive study.

Results: Study on 313 patients showed that some of the related factors adherence to antidepressant treatment were incomes (p<0,05; OR=2,88; 95% CI (1,82 – 4,56)), distances (p<0,05; OR=3,24; 95% CI (1,88 – 5,58)), side of effect of antidepression treatment (p<0,05; OR=3,35; 95% CI (1,61 – 6,97)), Was advice of using medication (p<0,05; OR=2,15; 95% CI (1,36 – 3,4)) and belief about medications (p<0,05; OR=2,07; 95% CI (1,27 – 3,38)). No relationship was found between number of medications a day and number of times medication a day with antidepressant treatment.

Conclusion: Adherence to depressive medications was high in group patients: had incomes more than 5 millions dong, Who had distances less than or equal 10 kilometers, Who had not side of effects of medications, Who was adviced of using medications and Who had belief about medication.

Keywords: Adherence, antidepressants, barriers

 

Gợi ý trích dẫn:

(1) Tiếng Việt (theo Bộ Khoa học & Công nghệ): Nguyễn Thị Phương Huy, Nguyễn Doãn Phương, Phạm Thị Thu Hiền (2021), "Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tuân thủ sử dụng thuốc chống trầm cảm ở người bệnh rối loạn trầm cảm tái diễn tại viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia năm 2020", Tạp chí Y học lâm sàng. 121, tr. 38-46.

(2) Tiếng Anh (theo Vancouver): Nguyen Thi Phuong Huy, Nguyen Doan Phuong, Pham Thi Thu Hien. Factors associated with adherence to antidepressant treatment in patients with recurrent depressive disorder at the National Institute of Mental Health in 2020. Journal of Clinical Medicine. 2021; 121: 38-46. DOI: 10.52322/jocmbmh.121.07.

  • Chủ đề : Sức khỏe Tâm thần
  • Loại bài báo : Nghiên cứu gốc
  • Chuyên nghành : Chuyên nghành Y khoa

File toàn văn

Chưa có mã code, vui lòng liên hệ để nhận mã theo số điện thoại : 0947040855 - Email : jocm@bachmai.edu.vn

  • Thông tin liên hệ : Nguyễn Thị Phương Huy
  • Email : nguyenphuonghuy071820@gmail.com
  • Địa chỉ : Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai

Bài báo liên quan

Nhà tài trợ và đối tác