Website : www.jocm.vn Email : jocm@bachmai.edu.vn Phone : +84947040855
https://doi.org/10.52322/jocmbmh.133.02
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Cấy máy tái đồng bộ cơ tim bằng tạo nhịp hai buồng thất (BiV-CRT) là phương pháp đã được chứng minh hiệu quả trong điều trị bệnh nhân suy tim blốc nhánh trái. Tuy vậy, một số trường hợp không đặt được điện cực thất trái qua đường tĩnh mạch xoang vành do giải phẫu không phù hợp, và khoảng 30% trường hợp không đáp ứng với BiV-CRT. Tối ưu hoá tái đồng bộ cơ tim ở người bệnh không đặt được điện cực thất trái hoặc vị trí điện cực không tối ưu bằng tạo nhịp nhánh trái bó his bước đầu cho thấy hiệu quả đáng mong đợi. Tạo nhịp nhánh trái bó his là phương pháp tạo nhịp mới được áp dụng vài năm trở lại đây, bước đầu cho thấy những ưu điểm trong tái đồng bộ cơ tim.
Báo cáo ca bệnh: Chúng tôi báo cáo trường hợp bệnh nhân Suy tim, block nhánh trái có chỉ định cấy máy tái đồng bộ cơ tim, được cấy điện cực vào nhánh trái bó his thay cho điện cực thất trái do giải phẫu xoang vành không phù hợp. Kết quả cho thấy bệnh nhân cải thiện đáng kể về triệu chứng lâm sàng, phân suất tống máu và độ rộng QRS ngay sau cấy máy và sau theo dõi 6 tháng.
Kết luận: Cùng với kết quả của nhiều nghiên cứu trên thế giới gần đây cho thấy, tái đồng bộ cơ tim thông qua tạo nhịp bó nhánh trái bó his ở người bệnh suy tim bloc nhánh trái hứa hẹn trở thành giải pháp thay thế hữu hiệu cho tạo nhịp hai buồng thất trong điều trị suy tim.
Từ khóa: Tái đồng bộ cơ tim (CRT), tạo nhịp bó nhánh trái (LBBP).
ABSTRACT
CARDIAC RESYNCHRONIZATION THERAPY WITH ELECTRODES PLACED IN THE LEFT BRANCH OF THE HIS BUNDLE INSTEAD OF CORONARY SINUS ELECTRODES:
A CLINICAL CASE REPORT
Introduction: Cardiac resynchronization therapy (CRT) implantation is a proven effective method for treating left bundle branch block and heart failure patients. However, in some cases, the left ventricular electrode cannot be placed through the coronary sinus vein due to anatomic mismatch, and about 30% of cases do not respond to CRT. Left bundle brach pacing is an alternative method for biventricular pacing in the above situations. Left bundle branch pacing is a new pacing method applied in recent years. A few initial researchs of LBBP in patients with LBBB and heart failure have desirable results.
Case presentations: We report a patient with indications for CRT implantation Who received a LBBP instead of left ventricular electrode due to the unsuitable coronary sinus anatomy. The results showed that the patient significantly improved clinical symptoms, ejection fraction, and QRS duration after implantation and 6-month follow- up.
Conclusion: Cardiac resynchronization therapy with LBBP promises to become an effective alternative to traditional biventricular pacing in treating heart failure and left bundle branch pacing.
Keywords: Cardiac resynchronization therapy (CRT), left bundle branch pacing (LBBP).