Website : www.jocm.vn Email : jocm@bachmai.edu.vn Phone : +84947040855
https://doi.org/10.52322/jocmbmh.137.0314
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm đặc trong chăm sóc bệnh nhân (BN) ghép tế bào gốc tạo máu tự thân điều trị bệnh đa u tủy xương và u lympho tại bệnh viện Bạch Mai năm 2022-2023.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 18 bệnh nhân chẩn đoán đa u tủy xương (ĐUTX) và u lympho (ULP) đã được ghép tế bào gốc tạo máu tự thân tại TT HHTM bệnh viện Bạch Mai từ 1/2022 đến 6/2023. Nghiên cứu mô tả hồi cứu. Chọn mẫu toàn bộ.
Kết quả: Sau điều kiện hóa có 17/18BN chán ăn, 9/18BN nôn, buồn nôn. Sau ghép phần lớn BN đều chán ăn (18/18BN), mất ngủ (13/18), rối loạn tiêu hóa (16/18), đau họng ngứa họng (12/18). Các biến chứng này đều cải thiện và hết các trước khi ra viện. Các BN cả nhóm ULP và ĐUTX đều có BMI giảm dần từ lúc nhập khu ghép đến khi ra viện. Có 10/18 BN được nuôi dưỡng cả bằng đường miệng và đường tĩnh mạch, thời gian nuôi dưỡng tĩnh mạch trung bình cho BN là 12.7±4.8 ngày.14/18 BN có sốt giảm bạch cầu hạt, thời gian khởi phát sốt trung bình vào ngày D+6 và D+7 sau ghép, trung bình thời gian sốt của BN ULP dài hơn ĐUTX, 16/18 BN có ghi nhận nhiễm trùng ở các vị trí khác nhau, đường tiêu hóa 11/18, nhiễm khuẩn huyết 4/18, đường tiết niệu 1/18. Thời gian lưu catheter trung bình là 26.1±5.2 ngày. Không ghi nhận các bằng chứng nhiễm khuẩn liên quan đến catheter. Tuy nhiên ghi nhận một số yếu tố bất thường liên quan đên catheter như ngứa (18/18 BN), sưng đau vùng chân catheter (2/18 BN).
Kết luận: Đa số bệnh nhân gặp các vấn đề như chán ăn, mất ngụ, rối loạn tiêu hóa, đau họng, sốt giảm bạch cầu hạt, nhiễm trùng đường tiêu hóa và catheter, tuy nhiên các triệu chứng này đều cải thiện và hết trước khi ra viện.
Từ khóa: ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, u lympho, đa u tủy xương, điều dưỡng.
Abstract
SOME FEATURES OF CARE FOR PATIENTS WITH AUTOLOGOUS HEMATOPOIETIC STEM CELL TRANSPLANT FOR MULTIPLE MYELOMA AND LYMPHOMA AT BACH MAI HOSPITAL IN 2022-2023
Objectives: Describe some characteristic features in the care of patients with autologous hematopoietic stem cell transplantation for multiple myeloma and lymphoma at Bach Mai Hospital in 2022-2023.
Partcipants: 18 patients diagnosed with multiple myeloma and lymphoma received autologous hematopoietic stem cell transplants at Bach Mai Hospital's Hematology Center from 1/2022 to 6/2023. Retrospective descriptive study. Select the whole template.
Results: Post-conditioning 17/18 patients had anorexia, 9/18 patients vomiting, nausea. Post-transplant most patients have loss of appetite(18/18), insomnia(13/18), gastrointestinal disorders(16/18), sore throat, itchy throat (12/18). The patients all had a decreasing BMI from admission to discharge. In 10 out of 18 patients were nourished both orally and intravenously, the average intravenous feeding time for patients was 12.7±4.8 day. 14/18 patients with granulocytopenic fever, average time of onset of fever on days D+6 and D+7 after transplant, on average the duration of fever in lymphoma patients is longer than in patients with multiple myeloma. 16/18 patients with reported infection at different sites, gastrointestinal tract 11/18, sepsis 4/18, urinary tract 1/18. The average catheter retention time was 26.1±5.2 days. No evidence of catheter-related infection has been documented. However, some abnormal factors associated with the catheter were noted such as itching (18/18 patients), swelling and pain in the catheter leg area (2/18 patients).
Conclusion: The majority of patients encountered issues such as loss of appetite, insomnia, digestive disorders, sore throat, febrile neutropenia, gastrointestinal tract infections, and catheter infections; however, these symptoms improved and resolved before hospital discharge.
Keywords: autologous hematopoietic stem cell transplantation, lymphoma, multiple myeloma, nursing.