ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ CĂN NGUYÊN VI SINH Ở NGƯỜI CAO TUỔI VIÊM PHỔI NẶNG

  • Mã bài báo : 124.17
  • Ngày xuất bản : 10/11/2021
  • Số trang : 131-139
  • Tác giả : Lê Chung Thuỷ
  • Lượt xem : ( 227 )

Danh sách tác giả (*)

  • Lê Chung Thuỷ 1 - Bệnh viện Lão khoa Trung Ương
  • Hồ Thị Kim Thanh - Trường Đại học Y Hà Nội

https://doi.org/10.52322/jocmbmh.124.17

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Viêm phổi là nhiễm trùng cấp tính hay gặp  khiến người cao tuổi phải nằm viện. Căn nguyên vi sinh và tình  trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn là yếu tố ảnh hưởng đến  điều trị và tiên lượng viêm phổi ở người cao tuổi. 

Mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở  người cao tuổi mắc viêm phổi nặng. 2. Nhận xét về căn nguyên  vi sinh ở người cao tuổi mắc viêm phổi nặng tại bệnh viện  Lão khoa Trung ương.

Đối tượng và phương pháp: 284 người  cao tuổi viêm phổi nặng điều trị tại bệnh viện Lão khoa Trung  ương từ tháng 10 năm 2020 đến tháng 9 năm 2021; nghiên  cứu tiến cứu mô tả cắt ngang.  Kết quả: Tuổi trung bình là 78,8 ± 9,4. Tỷ lệ nam/nữ là  1,26/1. Lâm sàng thường gặp là ho khạc đờm (77,8%), khó  thở (73,6%), sốt (61,6%), thay đổi ý thức (38,4%), ran ẩm, ran  nổ (89,4%), hội chứng đông đặc (25%), hội chứng ba giảm  (18,3%). Yếu tố nguy cơ mắc viêm phổi nặng ở người cao  tuổi là tai biến mạch não (33,8%), đái tháo đường (33,1%),  suy tim (21,1%). Giá trị trung bình của Procalcitonin là 10,1 ±  14,8 ng/ml. Tổn thương đông đặc gặp ở 88,4%, tổn thương  kính mờ 54,6%. Tỷ lệ cấy máu dương tính là 14% với vi khuẩn  E.coli 27%, S.aureus 23%, E.faecium 15%. Tỷ lệ cấy đờm dương  tính là 56,7% với vi khuẩn A.baumannii (44,1%), K.pneumoniae  (22,4%), P.aeruginosa (20,5%), S.aureus (8,1%) và E.coli (7,5%).  K.pneumoniae nhạy cảm với nhóm Amikacin 76,2%, Fosmycin  57,1%. P.aeruginosa nhạy cảm với nhóm Amikacin và Piperacillin/tazobactam cùng tỷ lệ là 69,7%, Ceftazidime 54,5%. S.aureus  nhạy cảm với Linezolid 76,9%, Imipenem 53,7%, Meropenem  46,2%, Colistin là 30,8%, Vancomycin là 7,7%. 

Kết luận: Người cao tuổi mắc viêm phổi nặng thường gặp  thay đổi ý thức bên cạnh các triệu chứng kinh điển là sốt, ho  khạc đờm, khó thở, đau ngực. Vi sinh vật gây viêm phổi nặng ở  người cao tuổi gồm A.baumannii, K.pneumoniae, P.aeruginosa,  S.aureus và E.coli.

Từ khoá: Viêm phổi nặng, người cao tuổi

  • DOI : 10.52322/jocmbmh.124.17
  • Chủ đề : Bệnh lây nhiễm
  • Loại bài báo : Nghiên cứu gốc
  • Chuyên nghành : Chuyên nghành Y khoa

File toàn văn

Chưa có mã code, vui lòng liên hệ để nhận mã theo số điện thoại : 0947040855 - Email : jocm@bachmai.edu.vn

  • Thông tin liên hệ : Lê Chung Thuỷ
  • Email : lechungthuy@gmail.com
  • Địa chỉ : Bệnh viện Lão khoa Trung Ương

Bài báo liên quan

Nhà tài trợ và đối tác