SO SÁNH GIÁ TRỊ CỦA THANG ĐIỂM BUỒN NGỦ EPWORTH VÀ BỘ CÂU HỎI STOP-BANG TRONG SÀNG LỌC HỘI CHỨNG NGỪNG THỞ TẮC NGHẼN KHI NGỦ

  • Mã bài báo : 124.12
  • Ngày xuất bản : 10/11/2021
  • Số trang : 92-98
  • Tác giả : Nguyễn Trọng Hiếu
  • Lượt xem : ( 434 )

Danh sách tác giả (*)

  • Nguyễn Trọng Hiếu 1 - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Trường Đại học Y Hà Nội
  • Chu Thị Hạnh - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

https://doi.org/10.52322/jocmbmh.124.12

TÓM TẮT

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của  bệnh nhân ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ (OSA) và so sánh giá  trị sàng lọc của thang điểm buồn ngủ Epworth và bộ câu hỏi  STOP–BANG trong chẩn đoán OSA. 

Đối tượng nghiên cứu: Chúng tôi thực hiện nghiên cứu  trên đối tượng là các bệnh nhân có triệu chứng nghi ngờ mắc  OSA, đồng ý tham gia nghiên cứu. 

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang  tiến cứu. Các biến số độc lập gồm triệu chứng lâm sàng, cận  lâm sàng, thang điểm Epworth và bộ câu hỏi STOP-BANG. OSA  được chẩn đoán xác định bằng đa ký hô hấp hoặc đa ký giấc  ngủ với chỉ số AHI > 5 sự kiện/giờ. Đường cong ROC được vẽ  để đánh giá giá trị chẩn đoán của các thang điểm, xác định  điểm cắt tối ưu, độ nhạy và độ đặc hiệu. 

Kết quả: Chúng tôi đã nghiên cứu trên 96 đối tượng,  trong đó 86 bệnh nhân được chẩn đoán xác định OSA. Trong  nhóm này có 77.9% bệnh nhân nam, 22.1% bệnh nhân nữ.  Độ tuổi trung bình là 63.7±15.2. BMI trung bình của các bệnh  nhân là 26.16±3.25. Ngủ ngáy là triệu chứng thường gặp nhất,  xuất hiện ở 87.2% bệnh nhân. Diện tích dưới đường cong của  thang điểm Epworth và bộ câu hỏi STOP-BANG lần lượt là  0.692 (p=0.048) và 0.762 (p=0.007). Với điểm cắt tối ưu là 10,  thang điểm Epworth có độ nhạy và độ đặc hiệu tương ứng là  64% và 70%. Với điểm cắt tối ưu là 4, bộ câu hỏi STOP-BANG có  độ nhạy và độ đặc hiệu tương ứng là 87.2% và 50%. 

Kết luận: Bộ câu hỏi STOP-BANG có giá trị cao hơn thang  điểm Epworth trong sàng lọc bệnh nhân mắc hội chứng  ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ, tuy nhiên cả hai công cụ này  nên được sử dụng rộng rãi trên lâm sàng nhằm phát hiện, điều  trị sớm cho bệnh nhân. Triệu chứng ngủ ngáy rất thường gặp  ở các bệnh nhân OSA, do vậy, cần đặc biệt khuyến cáo đối với  những người ngủ ngáy thực hiện sàng lọc hội chứng ngừng  thở tắc nghẽn khi ngủ. 

Từ khóa: OSA, Epworth, STOP-BANG, ngừng thở khi ngủ

  • DOI : 10.52322/jocmbmh.124.12
  • Chủ đề : Hô hấp
  • Loại bài báo : Nghiên cứu gốc
  • Chuyên nghành : Chuyên nghành Y khoa

File toàn văn

Chưa có mã code, vui lòng liên hệ để nhận mã theo số điện thoại : 0947040855 - Email : jocm@bachmai.edu.vn

  • Thông tin liên hệ : Nguyễn Trọng Hiếu
  • Email : king11495@gmail.com
  • Địa chỉ : Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Trường Đại học Y Hà Nội

Bài báo liên quan

Nhà tài trợ và đối tác