TIÊN LƯỢNG NGUY CƠ TỬ VONG Ở BỆNH NHÂN ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH

  • Mã bài báo : 124.16
  • Ngày xuất bản : 10/11/2021
  • Số trang : 122-130
  • Tác giả : Bàn Thị Huệ
  • Lượt xem : ( 245 )

Danh sách tác giả (*)

  • Bàn Thị Huệ 1 - Trường Đại học Y Hà Nội
  • Ngô Quý Châu - Hội Hô hấp Việt Nam
  • Đào Xuân Cơ - Bệnh viện Bạch Mai

https://doi.org/10.52322/jocmbmh.124.16

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Thang điểm DECAF (dyspnea, eosinopenia,  consolidation, acidaemia, atrial fibrillation) được xây dựng  2012 nhằm dự đoán nguy cơ tử vong ở bệnh nhân đợt cấp  bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Thang điểm này đã được nhiều  nghiên cứu trên thế giới chứng minh hiệu quả trong tiên lượng kết cục đầu ra của bệnh nhân, tuy nhiên, ở Việt Nam, thang điểm DECAF còn chưa được ứng dụng phổ biến và ít  nghiên cứu về hiệu quả thực tiễn.

Mục tiêu: Đánh giá thang điểm DECAF trong tiên lượng  nguy cơ tử vong và các yếu tố liên quan đến tử vong ở bệnh  nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Đối tượng và phương pháp: Một nghiên cứu mô tả  cắt ngang được thực hiện trên 78 bệnh nhân đợt cấp bệnh  phổi tắc nghẽn mãn tính nhập viện tại bệnh viện Bạch Mai  từ tháng 11/2020 đến tháng 10/2021. Tiêu chuẩn đầu vào là  các bệnh nhân đã được chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính theo GOLD 2019, nhập viện vì đợt cấp theo tiêu chuẩn của Anthonisen, chúng tôi cũng loại khỏi nghiên cứu các bệnh  nhân đã thở máy xâm nhập từ tuyến trước, các bệnh nhân ung  thư giai đoạn cuối. Các số liệu được phân tích trên phần mềm  SPSS 20.0. Chúng tôi theo dõi các bệnh nhân trong vòng 6  tháng sau đó chia các bệnh nhân thành nhóm sống và nhóm  tử vong để tìm mối liên quan giữa các thông số thu thập được, bao gồm các thông tin chung, triệu chứng lâm sàng, các xét  nghiệm với kết cục đầu ra của bệnh nhân. Đường cong ROC  được sử dụng để đánh giá độ chính xác của các thang điểm  trong dự đoán kết cục tử vong của bệnh nhân. 

]Kết quả: Có 16,7% bệnh nhân tử vong, 83,3% sống sau tổng  thời gian theo dõi 6 tháng. Các bệnh nhân điều trị tại đơn vị hồi  sức tích cực (ICU), phải dùng thuốc vận mạch, có pH máu giảm,  pCO2 máu tăng, Ure, Creatinin máu tăng có tỷ lệ tử vong cao hơn  có ý nghĩa thống kê P<0.05.  Tỷ lệ tử vong của nhóm DECAF >=  3 cao hơn so với nhóm DECAF 0-2 có ý nghĩa thống kê (P<0.05)  với độ nhạy 69,2%, độ đặc hiệu 91,0% và tỷ suất chênh OR = 22.  DECAF có diện tích dưới đường cong ROC = 0.831, cao hơn CURB  65 (0.804), APACHE 2 (0.702), và thấp hơn BAP 65 (AUROC = 0.900).

Kết luận: Thang điểm DECAF đơn giản, dễ đánh giá, có  thể áp dụng rộng rãi kể cả ở tuyến cơ sở để phân tầng nguy  cơ các bệnh nhân nhập viện. Điểm DECAF càng cao, nguy cơ  tử vong càng cao, với điểm cắt là 3, nhóm DECAF ≥ 3 có nguy  cơ tử vong gấp 22 lần so với nhóm <3. 

Từ khóa: Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, DECAF,  tử vong

  • DOI : 10.52322/jocmbmh.124.16
  • Chủ đề : Hô hấp
  • Loại bài báo : Nghiên cứu gốc
  • Chuyên nghành : Chuyên nghành Y khoa

File toàn văn

Chưa có mã code, vui lòng liên hệ để nhận mã theo số điện thoại : 0947040855 - Email : jocm@bachmai.edu.vn

  • Thông tin liên hệ : Bàn Thị Huệ
  • Email : hueban.hmu@gmail.com
  • Địa chỉ : Trường Đại học Y Hà Nội

Bài báo liên quan

Nhà tài trợ và đối tác