MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN GIẤC NGỦ CHỦ QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH RỐI LOẠN LO ÂU LAN TỎA ĐIỀU TRỊ TẠI VIỆN SỨC KHỎE TÂM THẦN QUỐC GIA

  • Mã bài báo : 134.10
  • Ngày xuất bản : 30/06/2023
  • Số trang : 81-88
  • Tác giả : Nguyễn Thị Thúy
  • Lượt xem : ( 213 )

Danh sách tác giả (*)

  • Nguyễn Thị Thúy 1 - Viện Sức khoẻ Tâm thần Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai
  • Nguyễn Thị Mai - Viện Sức khoẻ Tâm thần Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai
  • Hoàng Thị Nga - Viện Sức khoẻ Tâm thần Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai

https://doi.org/10.52322/jocmbmh.134.10

TÓM TẮT

Mục tiêu: Khảo sát một số yếu tố liên quan đến giấc ngủ chủ quan của người bệnh rối loạn  lo âu lan tỏa  điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc Gia.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 105 bệnh nhân rối loạn lo âu lan tỏa điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần.

Kết quả: Người bệnh chủ yếu là nữ giới chiếm 65,7%, có triệu chứng khó ngủ vì lo lắng chiếm tỉ lệ cao  nhất 97,1%  và lo lắng chiếm tỉ lệ 89,1%. Người bệnh thường đi ngủ muộn từ 21 giờ đến 22 giờ chiếm tỉ lệ 57,1% với tổng thời gian ngủ được dưới 5 giờ chiếm 66,7% và yếu tố tác động đến giấc ngủ của người bệnh là tâm lý lo lắng/ căng thẳng chiếm 61,9%. Người bệnh có triệu chứng  bồn chồn có khả năng rối loạn giấc ngủ hơn với OR= 0,33, 95%CI (0,11 – 1,00), p<0,05. Người bệnh có biểu hiện khó tập trung có khả năng bị rối loạn giấc ngủ cao hơn với OR=0,27, 95%CI (0,09- 0,74),p<0,05. Người bệnh có biểu hiện lo lắng quá mức có khả năng bị rối loạn giấc ngủ cao hơn, OR=0,75, 95%CI (0,11- 0,27),p<0,05.

Kết luận: Kết quả cho thấy mối liên quan giữa các yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ chủ quan của người bệnh từ đó góp phần kiểm soát các yếu tố nguy cơ dẫn đến mất ngủ của người bệnh và giúp giảm tỉ lệ tái phát bệnh.

Từ khóa: Giấc ngủ chủ quan, rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn giấc ngủ

 

ABSTRACT

FACTORS INVOLVED IN SUBJECTIVE SLEEP OF PATIENTS WITH GENERALIZED ANXIETY DISODER TREATMENT AT THE NATIONAL INSTITUTE OF MENTAL HEALTH

Objectives: Survey factors  involved to subjective sleep of patients with generalized anxiety disoder   treatment  at the National Institute of  Mental Health.

Participants and Methods: Cross-sectional descriptive study on 105 patients with generalized anxiety disoder inpatient treatment at the Institute of Mental Health.

Results: Patients are mainly female  65,7%, with symptoms of difficulty sleeping because of anxiety accounted for the highest rate 97,1% and anxiety accounted for 89,1%. 57,1% Patients often go to bed late from 9pm to 10pm with a total sleep time of less than 5 hours accounting for 66,7% and the factors affecting the patient's sleep are anxiety/ stress accounted for 61,9%. Patients with symptoms of restlessness are more likely to have sleep disorders with OR = 0,33, 95% CI (0,11 – 1,00), p<0,05. Patients with difficulty concentrating are more likely to have sleep disorders with OR=0,27, 95%CI (0,09-0,74), p<0,05. Patients with excessive anxiety are more likely to have sleep disorders, OR=0,75, 95%CI (0,11-0,27),p<0,05.

Conclusion: The survey found a relationship between the factors affecting the patient's subjective sleep, thereby contributing to controlling the risk factors leading to insomnia of the patient and helping to reduce the recurrence rate of the disease.

Keywords: Subjective sleep, generalized anxiety disorder, sleep disorders

  • DOI : 10.52322/jocmbmh.134.10
  • Chủ đề : Sức khỏe Tâm thần
  • Loại bài báo : Nghiên cứu gốc
  • Chuyên nghành : Điều dưỡng

File toàn văn

Chưa có mã code, vui lòng liên hệ để nhận mã theo số điện thoại : 0947040855 - Email : jocm@bachmai.edu.vn

  • Thông tin liên hệ : Nguyễn Thị Mai
  • Email : nguyenmaibvbm1982@gmail.com
  • Địa chỉ : Viện Sức khoẻ Tâm thần Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai

Bài báo liên quan

Nhà tài trợ và đối tác