PHÂN TÍCH MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN, RÀO CẢN TRONG CÔNG TÁC BÁO CÁO ADR TỰ NGUYỆN TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI, BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ VÀ BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH

  • Mã bài báo : 134.08
  • Ngày xuất bản : 30/06/2023
  • Số trang : 61-71
  • Tác giả : Nguyễn Thu Minh
  • Lượt xem : ( 309 )

Danh sách tác giả (*)

  • Nguyễn Thu Minh 1 - Bệnh viện Bạch Mai
  • Trần Lê Vương Đại - Bệnh viện Bạch Mai
  • Trần Thị Thơm - Bệnh viện Bạch Mai
  • Trần Thị Nhật - Bệnh viện Bạch Mai
  • Hồ Thị Họa Mi - Bệnh viện Trung ương Huế
  • Phạm Hồng Thắm - Bệnh viện Nhân dân Gia Định
  • Nguyễn Thị Việt Thi - Bệnh viện Nhân dân Gia Định
  • Trần Ngân Hà - Trung tâm DI&ADR Quốc gia
  • Bùi Thị Ngọc Thực - Bệnh viện Bạch Mai
  • Nguyễn Hoàng Anh - Bệnh viện Bạch Mai
  • Nguyễn Quỳnh Hoa - Bệnh viện Bạch Mai
  • Hoàng Thị Lan Hương - Bệnh viện Trung ương Huế
  • Trần Nhân Thắng - Bệnh viện Bạch Mai

https://doi.org/10.52322/jocmbmh.134.08

TÓM TẮT

Mục tiêu: Với mục đích tìm hiểu sâu hơn về thực trạng hoạt động Cảnh giác Dược và xác định được các nguyên nhân, rào cản trong công tác báo cáo ADR tự nguyện tại các bệnh viện, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với mục tiêu phân tích một số nguyên nhân, rào cản trong công tác báo cáo ADR tự nguyện tại bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Trung ương Huế và bệnh viện Nhân dân Gia Định.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu định tính thông qua phỏng vấn sâu dựa trên bộ hướng dẫn phỏng vấn bao gồm 4 nhóm vấn đề của hệ thống y tế có liên quan đến hoạt động báo cáo ADR. Đối tượng nghiên cứu là cán bộ quản lý tại bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Trung Ương Huế và bệnh viện Nhân Dân Gia Định.

Kết quả: Các bệnh viện đều có quy trình báo cáo ADR, tuy nhiên quy trình chưa thuận tiện và mẫu báo cáo còn thủ công. Nhân lực vẫn thiếu và cần bổ sung thêm, kiến thức về ADR của nhân viên y tế vẫn còn hạn chế. Một số khó khăn dẫn đến việc chưa báo cáo ADR đầy đủ là công việc quá tải, cơ sở vật chất chưa đầy đủ, khó phân biệt được giữa triệu chứng do bệnh hay do thuốc hay một số ADR cần các xét nghiệm cận lâm sàng mới phát hiện được.

Kết luận: Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra những điểm còn tồn tại trong hoạt động Cảnh giác Dược tại một số bệnh viện đa khoa ở Việt Nam. Để tăng cường hiệu quả của hoạt động này trong thời gian tới, các bệnh viện cần quan tâm đầu tư nhằm nâng cao hệ thống cơ sở vật chất đồng thời phục vụ công tác nghiên cứu, thông tin và truyền thông. Bên cạnh đó, công tác tập huấn và đào tạo nhằm nâng cao nhận thức của nhân viên y tế về hoạt động Cảnh giác Dược tại mỗi bệnh viện cần được đẩy mạnh và triển khai một cách định kỳ.

Từ khóa: Cảnh giác dược, báo cáo ADR, nguyên nhân, rào cản

 

ABSTRACT

ANALYSIS OF CAUSES AND BARRIERS IN VOLUNTARY ADR REPORTING AT BACH MAI HOSPITAL, HUE CENTRAL HOSPITAL AND GIA DINH PEOPLE'S HOSPITAL

Objectives: With the aim of learning more deeply about the stituation of pharmacovigilance activities and identifying the causes and barriers in voluntary ADR reporting at hospitals, we conducted this study with objectives to analyze some causes and barriers in voluntary ADR reporting at Bach Mai hospital, Hue Central Hospital and Gia Dinh People's Hospital.

Participants and Methods: Qualitative research through in-depth interviews based on interview guidelines including 4 groups of health system issues related to ADR reporting. Participants were managers working at Bach Mai hospital, Hue Central Hospital and Gia Dinh People's Hospital.

Results: All hospitals have an ADR reporting procedure, but the procedure is not convenient and the report form is still manual. Human resources are still lacking and need to be supplemented, medical staff's knowledge of ADR is still limited. Some of the difficulties leading to underreporting of ADRs are overloaded work, inadequate facilities, difficulty distinguishing between symptoms caused by disease or drugs, or some ADRs that require laboratory tests to spot.

Conclusion: The results of the study have shown the shortcomings of pharmacovigilance activities in some general hospitals in Vietnam. In order to increase the effectiveness of this activity in the coming time, hospitals need to invest to improve the system of facilities, research, information and communication. In addition, the training and education to raise the awareness of medical staff about pharmacovigilance activities at each hospital should be promoted and implemented periodically.

Keywords: Pharmacovigilance, ADR reporting, causes, barriers

  • DOI : 10.52322/jocmbmh.134.08
  • Chủ đề : Dược lâm sàng
  • Loại bài báo : Nghiên cứu gốc
  • Chuyên nghành : Chuyên nghành Dược khoa

Chưa có mã code, vui lòng liên hệ để nhận mã theo số điện thoại : 0947040855 - Email : jocm@bachmai.edu.vn

Bài báo liên quan

Nhà tài trợ và đối tác