ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ BỆNH VIỆN BẠCH MAI SAU THỜI KỲ DỊCH COVID-19 THEO THANG ĐIỂM ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI (WHOQOL-BREF)

  • Mã bài báo : 134.04
  • Ngày xuất bản : 30/06/2023
  • Số trang : 27-36
  • Tác giả : Nguyễn Quốc Thái
  • Lượt xem : ( 210 )

Danh sách tác giả (*)

  • Nguyễn Quốc Thái 1 - Phòng Quản lý chất lượng, Bệnh viện Bạch Mai
  • Phạm Thị Tố Uyên - Phòng Quản lý chất lượng, Bệnh viện Bạch Mai
  • Nguyễn Châu Minh - Phòng Quản lý chất lượng, Bệnh viện Bạch Mai
  • Vũ Hằng Hạnh - Phòng Quản lý chất lượng, Bệnh viện Bạch Mai
  • Trần Giang Hương - Phòng Quản lý chất lượng, Bệnh viện Bạch Mai
  • Đoàn Ngọc Khanh - Phòng Quản lý chất lượng, Bệnh viện Bạch Mai
  • Nguyễn Thị Thục Mai - Phòng Quản lý chất lượng, Bệnh viện Bạch Mai

https://doi.org/10.52322/jocmbmh.134.04

TÓM TẮT

Mục tiêu: Mô tả thực trạng chất lượng cuộc sống (CLCS) của nhân viên y tế (NVYT) Bệnh viện Bạch Mai sau thời kỳ dịch Covid-19 (tháng 6-7/2022) và xác định một số yếu tố liên quan.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu (NC) mô tả cắt ngang tiến hành trên 523 NVYT Bệnh viện Bạch Mai có thời gian làm việc từ 6 tháng trở lên và tự nguyện tham gia. Thực hiện đánh giá CLCS của NVYT vào tháng 6-7/2022 theo thang điểm đo lường CLCS của Tổ chức y tế thế giới (WHOQOL-BREF)- Phiên bản tiếng Việt đã được WHO công nhận và cho phép sử dụng tại Việt Nam.

Kết quả: Độ tuổi trung bình của đối tượng tham gia nghiên cứu là 35,2±7,4, giới tính nữ chiếm đa số (77,25%). Nghiên cứu có sự tham gia của đầy đủ các vị trí chuyên môn công tác trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là điều dưỡng (58,51%).  Điểm WHOQOL-BREF trung bình tự đánh giá về nhóm lĩnh vực thể chất của nhóm đối tượng NC là 50,03 ± 12,29; nhóm lĩnh vực tâm lý là 52,61 ± 12,72; nhóm lĩnh vực quan hệ xã hội là 56,57 ± 15,8; nhóm lĩnh vực môi trường là 44,94  ± 11,18; điểm WHOQOL-BREF trung bình tự đánh giá về tổng chung các lĩnh vực CLCS của nhóm đối tượng NC là 49,1 ± 9,68. Một số yếu tố liên quan đến CLCS của NVYT là: tình trạng mắc bệnh mãn tính, tham gia trực tiếp chăm sóc người bệnh Covid-19, khối lượng công việc của NVYT, thu nhập tháng gần nhất, khác biệt giữa các nhóm chuyên môn nghề nghiệp.

Kết luận: CLCS của NVYT tại BVBM sau thời kỳ dịch Covid -19 đang ở mức thấp do đó việc nâng cao CLCS cho NVYT, đặc biệt là cải thiện các yếu tổ trong lĩnh vực môi trường cho NVYT trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết.

Từ khóa: Chất lượng cuộc sống, Covid-19, nhân viên y tế

 

ABSTRACT

ASSESS THE QUALITY OF LIFE OF LIFE OF HEALTH WORKERS AT BACH MAI HOSPITAL AFTER THE COVID-19 PANDEMIC USING THE WORLD HEALTH ORGANIZATION QUALITY-OF-LIFE SCALE (WHOQOL-BREF)

Objectives: Assess the quality of life of life of health workers at Bach Mai Hospital after the Covid-19 pandemic using the World Health Organization Quality-of-Life Scale (WHOQOL-BREF).

Participants and Methods: A cross-sectional study was conducted on 523 health workers of Bach Mai Hospital voluntarily participating. Using the scale of measuring quality of life of the World Health Organization (WHOQOL-BREF) - Vietnamese version has been recognized by WHO and allowed to be used in Vietnam.

Results: The average age of the subjects participating in the study was 35.2±7.4, female sex accounted for the majority (77.25%). The study involved all professional fields, of which nursing was the highest (58.51%). The average WHOQOL-BREF score on the physical domain of the study group was 50.03 ± 12.29; psychological field group is 52.61 ± 12.72; group of social relations is 56.57 ± 15.8; the environmental group is 44.94 ± 11.18; The mean WHOQOL-BREF score on the total quality of life domains of the study group was 49.1 ± 9.68. Some factors related to the quality of life of health workers are: chronic disease status, direct participation in caring for Covid-19 patients, workload of health workers, income of the last month, difference between professional groups.

Conclusion: The quality of life of health workers at Bach Mai Hospital after the Covid-19 pandemic is at a low level, so it is very important to improve the quality of life for health workers, especially environmental factors.

Keywords: quality of life, Covid-19, heathcare workers, WHOQOL-BREF.

  • DOI : 10.52322/jocmbmh.134.04
  • Chủ đề : Chất lượng cuộc sống
  • Loại bài báo : Nghiên cứu gốc
  • Chuyên nghành : Y tế Công cộng

Chưa có mã code, vui lòng liên hệ để nhận mã theo số điện thoại : 0947040855 - Email : jocm@bachmai.edu.vn

  • Thông tin liên hệ : Nguyễn Quốc Thái
  • Email : thai2vn@gmail.com
  • Địa chỉ : Phòng Quản lý chất lượng, Bệnh viện Bạch Mai

Bài báo liên quan

Nhà tài trợ và đối tác