Website : www.jocm.vn Email : jocm@bachmai.edu.vn Phone : +84947040855
https://doi.org/10.52322/jocmbmh.135.13
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu sự biến đổi đặc tính đàn hồi da và ảnh hưởng của môi trường đến độ đàn hồi da ở nam giới người Việt Nam trưởng thành.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang trên 100 người nam giới trưởng thành tình nguyện tuổi từ 20 đến 80, chia làm 3 nhóm tuổi (Người trẻ tuổi từ 20-39; Người trung niên từ 40 – 59 và người cao tuổi từ trên 60 tuổi). Phân tính đặc tính đàn hổi trên máy đo đàn hồi da trực tiếp tại Khoa Hình thái, Viện 69. Các tham số về đặc tính đàn hồi gồm: R0, R1, R2, R3, R4, R5, R6, R7, R8. Đánh giá một số tham số về độ đàn hồi da theo lứa tuổi và theo nhóm tuổi ở các vị trí mu bàn tay và mặt trong 1/3 trên cẳng tay cùng một đối tượng.
Kết quả: Nhóm người trẻ: R0 (0,14; 0,18); R3 (0,15; 0,21); R6 (0,23; 0,22); R7 (0,71; 0,8). Nhóm trung niên: R0 (0,11; 0,15); R3 (0,10; 0,14); R6 (0,36; 0,29); R7 (0,61; 0,76). Nhóm người cao tuổi: R0 (0,1; 0,12); R3 (0,05; 0,13); R6 (0,49; 0,43); R7 (0,38; 0,66). Các chỉ số R0, R3, R7 giảm dần theo tuổi, còn chỉ số R6 tăng dần theo tuổi và theo khu vực cẳng tay và mu tay. Các chỉ số này phản ánh chân thực đặc tính đàn hồi da và ít chịu ảnh hưởng bởi độ dày của da, khoảng cách tiếp xúc bề mặt của đầu đo.
Kết luận: Độ đàn hồi da giảm dần theo lứa tuổi, tuổi càng cao thì độ đàn hồi càng giảm mạnh. Vị trí mu tay có độ đàn hồi thấp hơn so với cằng tay. Môi trường bên ngoài, đặc biệt là ánh sáng mặt trời và tia UV có ảnh hưởng rõ rệt đến độ đàn hồi da.
Từ khóa: độ đàn hồi da, người trưởng thành
ABSTRACT
ASSESSMENT OF THE CHANGE SKIN ELASTICITY WITH AGE AND ENVIRONMENTAL EFFECTS TO SKIN ELASTICITY OF VIETNAMESE ADULTS
Objectives: Study on the change of skin elasticity properties and the influence of the environment to skin elasticity of Vietnamese adult.
Participants and Methods: The study was conducted on 100 adult Vietnamese volunteers Living in Ha Noi, Viet Nam with aged from 20 to 80 years by prospective, cross-sectional descriptive method., with 3 age groups (Young adults from 20-39; middle - aged people from 40 to 59 and elderly people from over 60 years old). Elasticity analysis on direct skin elastography at the Morphology Derpartment in Institute 69. The information of some featured elastic parameters of this device include: R0, R1, R2, R3, R4, R5, R6, R7 relation with age and age group at the back of the hand and the upper and inner side of the forearm of the same subject.
Results: Group of young people: R0 (0.14; 0.18); R3 (0.15; 0.21); R6 (0.23; 0.22); R7 (0.71; 0.8). Middle-aged group: R0 (0.11; 0.15); R3 (0.10; 0.14); R6 (0.36; 0.29); R7 (0.61; 0.76). Elderly group: R0 (0.1; 0.12); R3 (0.05; 0.13); R6 (0.49; 0.43); R7 (0.38; 0.66). These indicators accurately reflect the skin elasticity characteristics and are less affected by the thickness of the skin, the distance of the surface contact of the measuring probe.
Conclusion: Skin elasticity decreases with age, the older the age, the lower the elasticity. The back of the hand is less elastic than the forearm. The external environment, especially sunlight and UV, has a marked effect to skin elasticity.
Keywords: Cutometer, elastic skin, adults