TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ KHÁNG SINH TRÊN BỆNH NHÂN MẮC ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH CÓ YẾU TỐ NGUY CƠ NHIỄM P.AERUGINOSA TẠI TRUNG TÂM HÔ HẤP BỆNH VIỆN BẠCH MAI

  • Mã bài báo : 135.11
  • Ngày xuất bản : 31/07/2023
  • Số trang : 90-97
  • Tác giả : Nguyễn Thu Minh
  • Lượt xem : ( 229 )

Danh sách tác giả (*)

  • Nguyễn Thu Minh 1 - Khoa Dược, Bệnh viện Bạch Mai
  • Đào Ngọc Mỹ Hạnh - Khoa Dược, Bệnh viện Bạch Mai
  • Phạm Trường Minh - Khoa Dược, Bệnh viện Bạch Mai
  • Nguyễn Hà Nhi - Đại học Dược Hà Nội
  • Nguyễn Hoàng Anh - Khoa Dược, Bệnh viện Bạch Mai
  • Phan Thu Phương - Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai
  • Ngô Quý Châu - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

https://doi.org/10.52322/jocmbmh.135.11

TÓM TẮT

Mục tiêu: Nghiên cứu thực hiện nhằm đánh giá khả năng điều trị theo phác đồ điều trị kháng sinh trên bệnh nhân mắc đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) có yếu tố nguy cơ nhiễm P.aeruginosa tại trung tâm Hô hấp bệnh viện Bạch Mai trong 6 tháng từ 30/10/2020 đến 30/4/2021..

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến hành trên 66 bệnh nhân mắc đợt cấp BPTNMT có yếu tố nguy cơ nhiễm P.aeruginosa được ghi nhận theo 2 nhóm: 43 bệnh nhân được chỉ định kháng sinh theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế và 23 bệnh nhân được chỉ định kháng sinh theo kinh nghiệm.

Kết quả: Có 66 bệnh nhân mắc đợt cấp BPTNMT có yếu tố nguy cơ nhiễm P.aeruginosa trong thời gian nghiên cứu, trong đó, 100% bệnh nhân được điều trị kháng sinh và có 43 (65%) bệnh nhân điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế. Tỷ lệ phác đồ điều trị đơn độc ban đầu (95,6%) cao hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm dùng kháng sinh theo kinh nghiệm (11,6%), ngược lại nhóm điều trị theo phác đồ có tỷ lệ hối hợp kháng sinh ban đầu (88,4%) cao hơn nhiều lần so với nhóm điều trị theo kinh nghiệm (4,4%), p < 0,05. Trong quá trình điều trị có 47,8% bệnh nhân nhóm điều trị theo kinh nghiệm và 32,5% bệnh nhân nhóm theo phác đồ phải thay đổi kháng sinh. Tỷ lệ khỏi, đỡ cả 2 nhóm không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên tỷ lệ thay đổi phác đồ kháng sinh sau 2 ngày điều trị ở nhóm áp dụng phác đồ thấp hơn có ý nghĩa thống kê, p < 0,05.

Kết luận: Kết quả của nghiên cứu là cơ sở để triển khai, tăng cường thực hiện phác đồ sử dụng kháng sinh và tiếp tục đánh giá hiệu quả điều trị lâu dài cũng như chi phí-hiệu quả đối với các bệnh nhân đợt cấp BPTNMT.

Từ khóa: tuân thủ điều trị, kháng sinh, phổi tắc nghẽn mạn tính, P.aeruginosa

 

ABSTRACT

ANTIBIOTIC ADHERENCE IN PATIENTS WITH ACUTE EXACERBATIONS OF CHRONIC OBSTRUCTIVE PULMONARY DISEASE AT RISK OF P.AERUGINOSA INFECTION AT THE RESPIRATORY CENTER OF BACH MAI HOSPITAL

Objectives: The study was carried out to evaluate the possibility of antibiotic treatment in patients with acute exacerbation of chronic obstructive pulmonary disease (AECOPD) with risk factors for P.aeruginosa infection at the Respiratory Center. Bach Mai Hospital for 6 months from October 30, 2020 to April 30, 2021.

Participants and Methods: The study was conducted on 66 patients with AECOPD with risk factors for P. aeruginosa infection recorded in 2 groups: 43 patients were prescribed antibiotics according to the treatment regimen of P.aeruginosa of the Ministry of Health and 23 patients were assigned empiric antibiotics.

Results: There were 66 patients with AECOPD with risk factors for P.aeruginosa infection during the study period, of which, 100% of patients were treated with antibiotics and 43 (65%) of patients were treated according to protocol of the Ministry of Health. The rate of initial monotherapy regimens (95.6%) was statistically significantly higher in the empiric antibiotic group (11.6%). Initial combination antibiotic therapy in the group applying the regimen (88.4%) was many times higher than that of the empiric treatment group (4.4%), p < 0.05. During treatment, 47.8% of patients in the empiric treatment group and 32.5% of the patients in the regimen group had to change antibiotics. There was no statistically significant difference in the rate of cure and relief in both groups. However, the rate of change of antibiotic regimen after 2 days of treatment in the group applying the regimen was statistically significant, p < 0.05.

Conclusion: The results of the study are the basis for implementing and enhancing the implementation of antibiotic regimens and continuing to evaluate the long-term effectiveness of treatment as well as the cost-effectiveness for patients with AECOPD.

Keywords: treatment adherence, antibiotics, chronic obstructive pulmonary disease, P.aeruginosa

  • DOI : 10.52322/jocmbmh.135.11
  • Chủ đề : Dược lâm sàng
  • Loại bài báo : Nghiên cứu gốc
  • Chuyên nghành : Chuyên nghành Dược khoa

File toàn văn

Chưa có mã code, vui lòng liên hệ để nhận mã theo số điện thoại : 0947040855 - Email : jocm@bachmai.edu.vn

  • Thông tin liên hệ : Nguyễn Thu Minh
  • Email : nguyenminh802002@yahoo.com
  • Địa chỉ : Khoa Dược, Bệnh viện Bạch Mai

Bài báo liên quan

Nhà tài trợ và đối tác