Website : www.jocm.vn Email : jocm@bachmai.edu.vn Phone : +84947040855
https://doi.org/10.52322/jocmbmh.135.09
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm xác định một số yếu tố nguy cơ gây tăng men gan tình cờ được xác định ở trẻ điều trị tại Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Trung ương Thái nguyên.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tiến hành mô tả phân tích hồi cứu hồ sơ bệnh án của bệnh nhân có xét nghiệm men gan tăng (nồng độ AST và/hoặc ALT cao hơn 40 IU/L được tuyển dụng vào nghiên cứu), trẻ dưới 15 tuổi, về các đặc điểm nhân khẩu học, các kết quả xét nghiệm. Dữ liệu được thu thập từ tháng 7 năm 2022 và tháng 12 năm 2022.
Kết quả: Kết quả cho thấy trong tổng số 412 trẻ, 56,6% là nam, tỷ lệ nam/nữ là 1,1/1. Có yếu tố liên quan giữa mắc bệnh lý khác, dùng corticoid và sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ, xem tivi/ điện thoại > 2giờ/ ngày, thường xuyên ăn uống đồ có ga/ đường và men AST tăng (p<0,05). Tuy nhiên, không có yếu tố liên quan giữa tiền sử mắc bệnh, tiền sử sử dụng thuốc, xem tivi/ điện thoại > 2 giờ/ ngày, thường xuyên ăn uống đồ có ga/ đường và men ALT tăng (p>0,05). Triệu chứng sốt, triệu chứng vàng da khi trẻ vào viện liên quan đến tình trạng men AST tăng (p<0,05), các yếu tố còn lại không liên quan đến men AST tăng. Gan to có liên quan đến đặc điểm men ALT tăng (p<0,05).
Kết luận: Trẻ có men gan tăng gặp chủ yếu là uống acetaminophen, corticoid, thói quen xem tivi/điện thoại, uống nhiều đồ uống có ga và đường. Cần từng bước tiếp cận các bệnh nhân có men gan tăng để hướng tới chẩn đoán và điều trị sớm.
Từ khóa: Tăng men gan; trẻ em; nhiễm trùng; nen AST; men ALT
ABSTRACT
RISK FACTORS AFFECTED TO HYPERTRANSAMINASEMIA IN CHILDREN WHO TREATMENT AT PEDIATRIC CENTER, THAI NGUYEN GENERAL HOSPITAL
Objectives: In this study, we aimed to examine risk factors affected to hypertransaminasemia in children who treatment at Thai Nguyen general hospital.
Participants and Methods: A retrospectively analyzed the medical records of children who presented with elevated transaminase levels (If AST and/or ALT levels were higher than 40 IU/L were recruited to the study), aged under 15 years, for demographic features, laboratory, retrospectively. Data were colected during July 2022 and December 2022.
Results: The results showed that among total 412 children, 233 (56.6%) were male, rate of male/femal was 1.1/1. There was a correlation between having other diseases, using corticosteroids and using non-steroidal anti-inflammatory drugs for children, watching TV/phone >2hours/day, and regularly eating carbonated/sugar foods with increasing AST enzyme (p<0.05). However, there was no correlation between medical history, history of use of the medicine, watching TV/phone > 2 hours/day, and regularly eating carbonated/sugar foods with increasing ALT (p>0.05). The enlarged liver examination was associated with elevated ALT (p<0.05).
Conclusion: Children with elevated liver enzymes are mainly seen using corticosteroids and using non-steroidal anti-inflammatory drugs, watching TV/phone habits, and drinking a lot of carbonated and drinking high-sugar. It is necessary to gradually approach patients with hypertransaminasemia toward early diagnosis and management.
Keywords: Hypertransaminasemia; children; infectious diseases; AST; ALT