Website : www.jocm.vn Email : jocm@bachmai.edu.vn Phone : +84947040855
https://doi.org/10.52322/jocmbmh.135.06
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu loạt ca bệnh được thực hiện nhằm xác định mối liên quan của việc đo spO2 và khí máu trong tiên lượng rút nội khí quản thành công ở trẻ sơ sinh thở máy xâm nhập.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến hành tại Trung tâm Nhi khoa – Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 11/2020 đến tháng 11/2021 trên 41 trẻ sơ sinh được thở máy xâm nhập và tất cả trẻ đã rút nội khí quản ít nhất 48 giờ mà không phải đặt lại. Tất cả trẻ được ghi spO2 trước và sau rút ống 2 ngày và làm xét nghiệm khí máu trước và sau khi rút ống 1 giờ.
Kết quả: Các chỉ số SpO2/FiO2 và SOI đều trong giới hạn bình thường trước và sau rút nội khí quản thành công. Khí máu trước và sau rút nội khí quản thể hiện hoạt động chức năng oxy hóa máu tốt và không tăng CO2 máu. So sánh với những lần rút nội khí quản thất bại, chỉ số SpO2/FiO2, SOI và khí máu sau rút nội khí quản xấu dần, kết hợp với biểu hiện lâm sàng suy hô hấp tăng lên.
Kết luận: Nghiên cứu cho thấy, cần theo dõi sát SpO2 và khí máu trước và sau rút nội khí quản, kết hợp với lâm sàng của trẻ để tiên lượng rút nội khí quản thành công.
Từ khóa: sơ sinh non tháng, thở máy xâm nhập, rút nội khí quản, spO2, khí máu
ABSTRACT
THE RELATIVE BETWEEN SPO2 VALUE AND ARTERIAL BLOOD GAS TO RESULTS OF EXTUBATION IN NEONATES AT THE PEDIATRIC CENTER OF BACH MAI HOSPITAL
Objectives: To determine the association of spO2 and blood gas measurements in the prognosis of successful extubation in neonates with invasive mechanical ventilation.
Participants and Methods: The study was conducted at the Pediatric Center of Bach Mai Hospital from November 2020 to November 2021 on 41 neonates receiving invasive mechanical ventilation who had been extubated at least 48 hours without having to intubate. All neonates were recorded 2 days before and after extubation for spO2 and arterial blood gas measurement 1 hour before and after extubation.
Results: SpO2/FiO2 and SOI were within normal limits before and after successful extubation. The blood gases before and after extubation of the neonates showed good blood oxygenation function and no hypercapnia. Compared with failed extubation, SpO2/FiO2, SOI, and blood gas index after extubation gradually worsened, combined with clinical manifestations of respiratory failure increased.
Conclusion: The study shows that it is necessary to closely monitor SpO2 and blood gases before and after extubation, combined with the child's clinical practice to predict successful extubation.
Keywords: preterm newborn, invasive mechanical ventilation, extubation, spO2, arterial blood gas.