ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRÊN BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT THEO CHƯƠNG TRÌNH TẠI KHOA PHẪU THUẬT TIÊU HÓA GAN MẬT TỤY, BỆNH VIỆN BẠCH MAI

  • Mã bài báo : YHLS12010
  • Ngày xuất bản : 29/04/2021
  • Số trang : 73-82
  • Tác giả : Nguyen Thi Thu Ha
  • Lượt xem : ( 497 )

Danh sách tác giả (*)

  • Nguyen Thi Thu Ha 1 - Khoa Dược, Bệnh viện Bạch Mai
  • Nguyễn Mai Hoa - Trung tâm DI & ADR Quốc gia, Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Vũ Thùy Dung - Trung tâm DI & ADR Quốc gia, Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Nguyễn Thu Minh - Khoa Dược, Bệnh viện Bạch Mai
  • Nguyễn Quỳnh Hoa - Khoa Dược, Bệnh viện Bạch Mai
  • Nguyễn Hoàng Anh - Khoa Dược, Bệnh viện Bạch Mai
  • Nguyễn Ngọc Hùng - Trung tâm Tiêu hóa - Gan mật, Bệnh viện Bạch Mai
  • Dương Đức Hùng - Bệnh viện Bạch Mai

https://doi.org/10.52322/jocmbmh.120.10

TÓM TẮT

Mục tiêu: Phân tích đặc điểm bệnh nhân (BN), đặc điểm sử dụng kháng sinh (KS) trên BN phẫu thuật (PT) theo chương trình tại khoa Phẫu thuật Tiêu hóa Gan Mật Tụy (PTTHGMT), Bệnh viện Bạch Mai.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang lựa chọn toàn bộ hồ sơ bệnh án của BN mổ phiên trong tháng 12 năm 2020 tại khoa PTTHGMT.

Kết quả: 171 BN được đưa vào nghiên cứu, tuổi chủ yếu từ 16 – 66 (80,1%); 50,3% BN có bệnh lý mắc kèm, chủ yếu là tăng huyết áp, bệnh lý về gan, dạ dày. Yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ (NKVM) phổ biến nhất là điểm ASA ≥ 3. Trong ngày PT, chỉ 27,5% BN được đưa mũi KS đầu tiên trong vòng 120 phút trước thời điểm rạch da. Phác đồ KS được lựa chọn chủ yếu là cefoxitin hoặc cefoperazon/sulbactam sử dụng đơn độc hoặc phối hợp với metronidazol hay ciprofloxacin. Trong đó, chỉ có phác đồ cefoxitin đơn độc được đánh giá phù hợp với khuyến cáo KSDP của Hiệp hội Dược sỹ bệnh viện Hoa Kỳ (ASHP), chiếm 48,0%. Chỉ 11,1% BN được ngừng KS tại bệnh viện trong vòng 24 giờ; 59,1% BN được kéo dài KS hơn 4 ngày sau đóng vết mổ.

Kết luận: Nghiên cứu đã mô tả được đặc điểm bệnh nhân và đặc điểm sử dụng KS tại khoa PTTHGMT. Những kết quả thu được là tiền đề quan trọng để triển khai phác đồ KSDP tại Khoa với sự phối hợp của các Dược sĩ lâm sàng trong thời gian tới.

Từ khóa: Kháng sinh dự phòng, nhiễm khuẩn vết mổ, phẫu thuật tiêu hóa gan mật tụy

 

ABSTRACT

CHARACTERISTICS OF USING ANTIBIOTIC ON SURGICAL PATIENTS UNDER THE PROGRAM AT DEPARTMENT OF GASTROINTESTINAL AND HEPATOBILIARY SURGERY, BACH MAI HOSPITAL

Objectives: The aim of this study was to assess the current situation of antibiotic use among patients who had surgery indicated at the Department of Gastrointestinal and Hepatobiliary Surgery, Bach Mai Hospital.

Material and Methods: A cross-sectional study was applied selecting all medical records of patients having surgery indicated in December 2020 at the Department of Gastrointestinal and Hepatobiliary Surgery, Bach Mai Hospital.

Results: 171 medical records of the patients were examined. Majority of the patients from 16- 66 years (80.1%). 50.3%) the patients had comorbidity, mainly high blood pressure, liver diseases, and stomach diseases. The main risk factors of surgical site infection was ASA score ≥3. On the day of the surgery, 27.5% of patients were given the first antibiotic dose within 120 minutes before the time of skin incision. The antibiotic regimen of choice was mainly cefoxitin and cefoperazon/ sulbactam used alone or in combination with metronidazole or ciprofloxacin. Of which, only cefoxitin regimen alone was evaluated in accordance with the antibiotic prophylaxis suggestion of the American Society of Health System Pharmacists (ASHP) guidelines, accounting for 48.0%. Only 11.1% patients were stopped antibiotic within 24 hours after the surgery, 59.1% of them were given antibiotics last for 4 days after the surgery.

Conclusions: This study described the characteristics, and situations of using antibiotics of the patients had surgery indicated at the Department of Gastrointestinal and Hepatobiliary Surgery, Bach Mai Hospital. The findings provided important information for the implementation of antibiotic prophylaxis regimens in the Department in collaboration with clinical pharmacists in the near future.

Keywords: Antibiotic prophylaxis, surgical site infection, gastrointestinal and hepatobiliary surgery

 

Gợi ý trích dẫn:

(1) Tiếng Việt (theo Bộ Khoa học & Công nghệ): Nguyễn Thị Thu Hà, Nguyễn Mai Hoa, Vũ Thùy Dung, Nguyễn Thu Minh, Nguyễn Quỳnh Hoa, Nguyễn Hoàng Anh, Nguyễn Ngọc Hùng, Dương Đức Hùng (2021), "Đặc điểm sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân phẫu thuật theo chương trình tại khoa Phẫu thuật Tiêu Hóa Gan Mật Tụy, bệnh viện Bạch Mai", Tạp chí Y học lâm sàng. 120, tr. 73-82.

(2) Tiếng Anh (theo Vancouver): Nguyen Thi Thu Ha, Nguyen Mai Hoa, Vu Thuy Dung, Nguyen Thu Minh, Nguyen Quynh Hoa, Nguyen Hoang Anh, Nguyen Ngoc Hung, Duong Duc Hung. Characteristics of using antibiotic on surgical patients under the program at Department Gastrointestinal and Hepatobiliary Surgery, Bach Mai Hospital. Journal of Clinical Medicine. 2021; 120: 73-82. DOI: 10.52322/jocmbmh.120.10.

  • Chủ đề : Dược lâm sàng
  • Loại bài báo : Nghiên cứu gốc
  • Chuyên nghành : Chuyên nghành Dược khoa

File toàn văn

Chưa có mã code, vui lòng liên hệ để nhận mã theo số điện thoại : 0947040855 - Email : jocm@bachmai.edu.vn

Bài báo liên quan

Nhà tài trợ và đối tác