Website : www.jocm.vn Email : jocm@bachmai.edu.vn Phone : +84947040855
https://doi.org/10.52322/jocmbmh.120.13
TÓM TẮT
Mục tiêu: 1. Xác định tỷ lệ cai thuốc lá bằng phương pháp tư vấn trực tiếp khi nằm viện ở bệnh nhân mắc một số bệnh phổi; 2. Đánh giá hiệu quả cai thuốc lá bằng phương pháp tư vấn trực tiếp khi nằm viện kết hợp với tư vấn qua điện thoại sau khi ra viện ở bệnh nhân mắc một số bệnh phổi.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân hút thuốc mắc một số bệnh phổi, nhập viện tại Trung tâm Hô hấp – Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 10 năm 2017 đến tháng 10 năm 2020; nghiên cứu can thiệp ngẫu nhiên, so sánh song song 2 nhóm: can thiệp cai thuốc lá thông thường và can thiệp tích cực.
Kết quả: 164 bệnh nhân, nhóm can thiệp thông thường 79, nhóm can thiệp tích cực 85. Tại thời điểm theo dõi 6 tháng, tỷ lệ cai thuốc (xác nhận bởi một người nhà sống cùng và đo nồng độ CO trong hơi thở ra) thời điểm 7 ngày, cai thuốc liên tục 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng tương ứng là 64,56%; 64,56%; 63,29%; 46,84% ở nhóm can thiệp thông thường và 75,29%; 75,29%; 74,12% và 55,29% ở nhóm can thiệp tích cực.
Kết luận: Bệnh nhân trong nhóm can thiệp tích cực có khả năng cai thuốc ở thời điểm theo dõi 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng cao hơn nhóm can thiệp thông thường nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
Từ khoá: Hiệu quả cai thuốc lá, tư vấn trực tiếp, tư vấn qua điện thoại, bệnh nhân hô hấp nhập viện
ABSTRACT
SMOKING CESSATION EFFECTIVENESS OF FACE-TO-FACE COUNSELLING FOLLOWING BY TELEPHONE COUNSELLING IN HOSPITALIZED RESPIRATORY PATIENTS AT BACH MAI HOSPITAL
Objectives: 1. To determine the tobacco quit rate of face to face counselling in hospitalized respiratory patients; 2. To evaluate the smoking cessation effectiveness of face to face couselling in hospital following with telephone counsellings post discharge in respiratory patients.
Material and Methods: Current or recent quit smoker (in the past 1 month) patients, admitted in Respiratory Center – Bach Mai Hospital from October 2017 to October 2020; a randomized intervention study, parallel comparison of two groups: usual intervention and active intervention.
Results: 164 patients, 79 in usual intervention group, 85 in active intervention group. At 6 months follow-up, the 7-days point prevalence quit rate, 1 months, 3 months, 6 months continuous quit rates (reported by a family member and validated by expired CO) are 64,56%; 64,56%; 63,29%; 46,84% in usual intervention group, respectively and 75,29%; 75,29%; 74,12% and 55,29% in active intervention group, respectively.
Conclusion: Patients in active intervention group were more likely to quit smoking at 1, 3 and 6 months follow-up than the usual intervention group but the difference was not significant.
Keywords: Smoking cessation effectiveness, face to face counselling, telephone counselling, hospitalized respiratory patients
Gợi ý trích dẫn:
(1) Tiếng Việt (theo Bộ Khoa học & Công nghệ): Phạm Thị Lệ Quyên, Ngô Quý Châu, Trần Xuân Bách (2021), "Hiệu quả cai thuốc lá của phương pháp tư vấn trực tiếp kết hợp tư vấn qua điện thoại ở bệnh nhân hô hấp nhập viện tại bệnh viện Bạch Mai", Tạp chí Y học lâm sàng. 120, tr. 96-106.
(2) Tiếng Anh (theo Vancouver): Pham Thi Le Quyen, Ngo Quy Chau, Tran Xuan Bach. Smoking cessation effectiveness of face-to-face counselling following by telephone counselling in hospitalized respiratory patients at Bach Mai hospital. Journal of Clinical Medicine. 2021; 120: 96-106. DOI: 10.52322/jocmbmh.120.13.