Tạp chí Y học Lâm Sàng
Chia sẻ
Tạp chí Y học Lâm sàng * Journal of Clinical Medicine
 
Giấy phép: 36/GP-BTTTT ngày 20/01/2016 | ISSN: 1859-3593 | DOI: 10.52322 | Điểm HĐGSNN: 0,75

 

Trưởng Ban cố vấn: GS.TS. Mai Trọng Khoa

Tổng biên tập: PGS.TS. Đỗ Duy Cường

Phó Tổng biên tập: PGS.TS. Đào Xuân Cơ

Phó Tổng biên tập: PGS.TS. Vũ Văn Giáp

Phó Tổng biên tập: PGS.TS. Nguyễn Tuấn Tùng

Phó Tổng biên tập: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quang

 

Địa chỉ liên hệ: Tạp chí Y học Lâm sàng (Journal of Clinical Medicine - JoCM)

Phòng 401, Tòa Nhà D6, Bệnh viện Bạch Mai - Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội

Image result for tel symbol 024.3868.9963 | Hotline: 0947.040.855 | Image result for web symbol https://jocm.vn doi.org/10.52322/jocmbmh |

Image result for email symbol  jocm@bachmai.edu.vn

  • Phạm vi xuất bản
  • Hội đồng biên tập
  • Hội đồng tư vấn
  • Quy trình xuất bản
  • Dành cho tác giả
  • Dành cho chuyên gia
  • Tài liệu tham khảo

Tạp chí Y học Lâm sàng (Journal of Clinical Medicine - JoCM) là tạp chí khoa học có bình duyệt (Peer-reviewed journal) chính thức và duy nhất của Bệnh viện Bạch Mai.

Tôn chỉ và mục tiêu hoạt động của Tạp chí:

Tạp chí Y học lâm sàng (YHLS) Bệnh viện Bạch Mai (BVBM) (Tên tiếng Anh: Journal of Clinical Medicine, Bach Mai Hospital) là một đơn vị trực thuộc Bệnh viện Bạch Mai (hoạt động và phát triển trên cơ sở của tờ Thông tin Y học lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai từ năm 2000) được Bộ Y tế, Bộ Văn hóa thông tin, Ban Tư tưởng văn hóa trung ương nâng cấp thành Tạp chí Y học lâm sàng theo giấy phép hoạt động báo chí số 129/GP-BVHTT của Bộ trưởng Bộ Văn hoá thông tin ký ngày 30/9/2005, được gia hạn hoạt động theo giấy phép báo chí số 36/GP-BTTTT cấp ngày 20/01/2016. Đây là tạp chí khoa học, đào tạo với mục tiêu hỗ trợ cán bộ y tế trong hoạt động chuyên môn, phục vụ chẩn đoán và điều trị, nâng cao chất lượng điều trị cho người bệnh. Hoạt động của tạp chí nhằm nâng cao vai trò và vị trí trong lĩnh vực khoa học và đạo tạo của BVBM trong nước và quốc tế.

Tạp chí có nhiệm vụ:

1) Công bố các tác phẩm, công trình nghiên cứu khoa học của cán bộ, cộng tác viên của Bệnh viện Bạch Mai và các nhà khoa học trong và ngoài nước, đồng thời phản ánh kịp thời các hoạt động đào tạo, khoa học-công nghệ, thực hành chuyên môn và hợp tác trong nước và quốc tế của Bệnh viện Bạch Mai;

2) Nâng cao năng lực nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ của cán bộ, giảng viên, sinh viên, cộng tác viên của Bệnh viện Bạch Mai; và

3) Tạo điều kiện trao đổi thông tin khoa học-công nghệ và làm cầu nối giữa lý luận và thực tiễn trong cộng đồng các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Video giới thiệu về JoCM: Tại đây


Địa chỉ liên hệ:

Tạp chí Y học Lâm sàng (Journal of Clinical Medicine - JoCM)

Phòng 401, Tòa Nhà D6, Bệnh viện Bạch Mai - Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội

Image result for tel symbol 024.3868.9963 | Hotline: 0947.040.855 | Image result for web symbol https://jocm.vn https://doi.org/10.52322/jocmbmhImage result for email symbol  jocm@bachmai.edu.vn

 

Tạp chí Y học Lâm sàng (Journal of Clinical Medicine - JoCM) xuất bản các bài báo công bố kết quả nghiên cứu có giá trị khoa học và thực tiễn thuộc các lĩnh vực:

  • Các chủ đề thuộc chuyên ngành y học lâm sàng
  • Các chủ đề y học cơ sở, cơ bản, dịch tễ học, y tế công cộng và chính sách/hệ thống y tế có liên quan đến các dịch vụ y học lâm sàng

Tạp chí Y học Lâm sàng (Journal of Clinical Medicine - JoCM) xuất bản các loại bài báo sau:

  • Nghiên cứu gốc (Original papers);
  • Tổng quan (Review papers);
  • Báo cáo ca bệnh/chùm ca bệnh hiếm (Case reports/Case series);
  • Phương pháp nghiên cứu (How to papers);
  • Thiết kế nghiên cứu (Design papers);
  • Bình luận (Commentary);
  • Tóm tắt luận án, luận văn (Thesis review/dissertation review).
  • Thông tin khoa học công nghệ y-dược (Pharmacetical and medical scientific information)

Địa chỉ liên hệ:

Tạp chí Y học Lâm sàng (Journal of Clinical Medicine- JoCM)

Phòng 401, Tòa Nhà D6, Bệnh viện Bạch Mai - Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội

Image result for tel symbol 024.3868.9963 | Hotline: 0947.040.855 | Image result for web symbol https://jocm.vn https://doi.org/10.52322/jocmbmhImage result for email symbol  jocm@bachmai.edu.vn

1. Trưởng Ban Cố vấn

GS. TS. Mai Trọng Khoa Uỷ viên Thư ký Hội đồng Giáo sư Nhà nước ngành Y

2. Tổng Biên tập Tạp chí

PGS. TS. Đỗ Duy Cường Tổng Biên tập Tạp chí Y học lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai - Trưởng BM Truyền nhiễm, Trường ĐH Y Dược, ĐHQG Hà Nội

3. Phó Tổng Biên tập Tạp chí

PGS. TS. Đào Xuân Cơ Trưởng Bộ môn Hồi sức Cấp cứu, Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội

PGS. TS. Vũ Văn Giáp Tổng Thư ký Hội Hô hấp Việt Nam

PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang Phó Trưởng Bộ môn Tim mạch, Trường Đại học Y Hà Nội

PGS. TS. Nguyễn Tuấn Tùng Giám đốc Trung tâm Huyết học - Truyền máu, Bệnh viện Bạch Mai

4. Ban Cố vấn Tạp chí

PGS. TS. Ngô Văn Toàn Trường Đại học Y Hà Nội

GS. TS. Hoàng Văn Minh Hiệu trưởng Trường Đại học Y tế Công cộng

GS. TS. Đỗ Doãn Lợi Phó Chủ tịch Hội Tim mạch học Việt Nam

GS. TS. Nguyễn Lân Việt Phó Chủ tịch Hội Tim mạch học Việt Nam

PGS. TS. Nguyễn Tiến Dũng Phó Chủ tịch Hội Hô hấp Nhi Việt Nam

GS. TS. Đào Văn Long Phó Chủ tịch Hội Tiêu hoá Việt Nam

GS. TS. Nguyễn Gia Bình Chủ tịch Hội Hồi sức Cấp cứu và Chống độc Việt Nam

GS. TS. Phạm Minh Thông Chủ tịch Hội Điện quang Việt Nam

GS. TS. Phạm Quang Vinh Trường Đại học Y Hà Nội

PGS. TS. Nguyễn Văn Chi Bệnh viện Bạch Mai

PGS. TS. Đặng Quốc Tuấn Trường Đại học Y Hà Nội

PGS. TS. Trần Hiếu Học Bệnh viện Bạch Mai

PGS. TS. Lê Công Định Trưởng Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Bạch Mai

PGS. TS. Đoàn Mai Phương Trường ĐH VinUni

PGS.TS. Mattias Larsson Viện Karolinska, Thụy Điển

PGS. TS. Phạm Bá Nha Trưởng Khoa Sản, Bệnh viện Bạch Mai

PGS.TS. Linus Olson Viện Karolinska, Thụy Điển

PGS. TS. Nguyễn Thế Hào Trưởng Khoa Phẫu thuật thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai

PGS. TS. Rogier van Doorn Trường Đại học Oxford, Anh

PGS. TS. Toshie Manabe Trường ĐH Nagoya, Nhật Bản

PGS. TS. Todd Pollack Trường ĐH Y Harvard, Hoa Kỳ

PGS. TS. Steven Hatch Trường ĐH Massachusetts, Hoa Kỳ

TS. Bùi Tuấn Anh Trưởng Khoa Hoá sinh, Bệnh viện Bạch Mai

5. Ban Biên tập Tạp chí

PGS. TS. Phạm Mạnh Hùng Trưởng Bộ môn Tim mạch, Trường Đại học Y Hà Nội

PGS. TS. Nguyễn Văn Tuấn Trưởng Bộ môn Tâm thần, Trường Đại học Y Hà Nội

PGS. TS. Đỗ Ngọc Sơn Phó trưởng Bộ môn Hồi sức Cấp cứu, Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội

PGS. TS. Đỗ Gia Tuyển Trưởng Bộ môn Nội, Trường Đại học Y Hà Nội

PGS. TS. Mai Duy Tôn Trưởng Bộ môn Đột quỵ, Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội

PGS. TS. Phan Thu Phương Phó Trưởng Bộ môn Nội, Trường Đại học Y Hà Nội

PGS. TS. Hà Trần Hưng Trưởng Bộ môn Hồi sức Cấp cứu, Trường Đại học Y Hà Nội

PGS. TS. Nguyễn Hoàng Anh Giám đốc Trung tâm DI & ADR Quốc gia, Trường Đại học Dược Hà Nội

PGS. TS. Vũ Đăng Lưu Trưởng Bộ môn Chẩn đoán hình ảnh, Trường Đại học Y Hà Nội

PGS. TS. Phạm Cẩm Phương Phó Chủ nhiệm Bộ môn Ung thư và Y học hạt nhân, Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội

PGS. TS. Nguyễn Công Long Trưởng bộ môn Nội Tiêu hóa, Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội

PGS. TS. Trần Mạnh Hùng Trưởng Khoa Ngoại Tổng hợp, Bệnh viện Bạch Mai

PGS. TS. Nguyễn Văn Hùng Giám đốc Trung tâm Cơ Xương Khớp, Bệnh viện Bạch Mai

PGS. TS. Lương Tuấn Khanh Giám đốc Trung tâm Phục hồi Chức năng, Bệnh viện Bạch Mai

TS. BS. Nguyễn Quang Bảy Trưởng Khoa Nội tiết - Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai

TS. BS. Nguyễn Toàn Thắng Giám đốc Trung tâm Gây mê Hồi sức, Bệnh viện Bạch Mai

TS. BS. Nguyễn Ngọc Hùng Trưởng Khoa Phẫu thuật Tiêu Hoá - Gan Mật Tuỵ, Bệnh viện Bạch Mai

TS. BS. Nguyễn Thành Nam Giám đốc Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai

TS. BS. Hoàng Gia Du Trưởng Khoa Chấn thương chỉnh hình và cột sống, Bệnh viện Bạch Mai

TS. BS. Võ Hồng Khôi Trưởng Bộ môn Thần kinh, Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội

TS. BS. Nguyễn Hoàng Phương Giám đốc Trung tâm Dị ứng - MDLS, Bệnh viện Bạch Mai

TS. Phạm Văn Tuyến Phó Trưởng Bộ môn Bệnh học, Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội

TS. BS. Trương Anh Thư Trưởng Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Bạch Mai

TS. Nguyễn Thị Lan Anh Trưởng Bộ môn Điều dưỡng, Trường Đại học Y Hà Nội

TS. BS. Phạm Hồng Nhung Trưởng Bộ môn Vi sinh, Trường Đại học Y Hà Nội

6. Ban Thư ký Tạp chí

TS. BS. Lê Anh Thư Viện trưởng Viện Khoa học Sức khoẻ, Bệnh viện Bạch Mai

TS. BS. Nguyễn Thành Khiêm Phó trưởng Khoa Phẫu thuật Tiêu hoá - Gan Mật Tuỵ, Bệnh viện Bạch Mai

ThS. Nông Minh Vương Tạp chí Y học lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai

CN. Đinh Thị Hải Tạp chí Y học lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai

Ban Cố vấn của Tạp chí Y học Lâm sàng (Journal of Clinical Medicine - JoCM) bao gồm các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách có uy tín trong lĩnh vực Y học lâm sàng, Dược và Y tế công cộng tại Việt Nam và trên thế giới:

STT

Thành viên Ban Cố vấn

Vị trí

1

GS. TS. Mai Trọng Khoa - Uỷ viên Thư ký Hội đồng Giáo sư Nhà nước ngành Y

Trưởng Ban

2

PGS. TS. Ngô Văn Toàn - Trường Đại học Y Hà Nội

Uỷ viên

3

GS. TS. Hoàng Văn Minh - Hiệu trưởng Trường Đại học Y tế Công cộng

Uỷ viên

4

GS. TS. Đỗ Doãn Lợi - Phó Chủ tịch Hội Tim mạch học Việt Nam

Uỷ viên

5

GS. TS. Nguyễn Lân Việt - Phó Chủ tịch Hội Tim mạch học Việt Nam

Uỷ viên

6

PGS. TS. Nguyễn Tiến Dũng - Phó Chủ tịch Hội Hô hấp Nhi Việt Nam

Ủy viên

7

GS. TS. Đào Văn Long - Phó Chủ tịch Hội Tiêu hoá Việt Nam

Uỷ viên

8

GS. TS. Nguyễn Gia Bình - Chủ tịch Hội Hồi sức Cấp cứu và Chống độc Việt Nam

Uỷ viên

9

GS. TS. Phạm Minh Thông - Chủ tịch Hội Điện quang Việt Nam

Uỷ viên

10

GS. TS. Phạm Quang Vinh - Trường Đại học Y Hà Nội

Uỷ viên

11

PGS. TS. Nguyễn Văn Chi - Bệnh viện Bạch Mai

Uỷ viên

12

PGS. TS. Đặng Quốc Tuấn - Trường Đại học Y Hà Nội

Uỷ viên

13

PGS. TS. Trần Hiếu Học - Khoa Ngoại Tổng hợp

Ủy viên

14

PGS. TS. Đoàn Mai Phương – Trường ĐH VinUni

Uỷ viên

15

PGS.TS. Mattias Larsson - Viện Karolinska, Thụy Điển

Ủy viên

16

PGS.TS. Linus Olson - Viện Karolinska, Thụy Điển

Uỷ viên

17

PGS. TS. Rogier van Doorn - Trường Đại học Oxford, Anh

Uỷ viên

18

PGS. TS. Toshie Manabe - Trường ĐH Nagoya, Nhật Bản

Uỷ viên

19

PGS. TS. Todd Pollack - Trường ĐH Harvard, Hoa Kỳ

Uỷ viên

20

PGS. TS. Steven Hatch - Trường ĐH Massachusetts, Hoa Kỳ

Uỷ viên


Địa chỉ liên hệ:

Tạp chí Y học Lâm sàng (Journal of Clinical Medicine- JoCM)

Phòng 401, Tòa Nhà D6, Bệnh viện Bạch Mai - Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội

Image result for tel symbol 024.3868.9963 | Hotline: 0947.040.855 | Image result for web symbol https://jocm.vn https://doi.org/10.52322/jocmbmhImage result for email symbol  jocm@bachmai.edu.vn

I. Quy trình xuất bản tại Tạp chí Y học Lâm sàng (Journal of Clinical Medicine- JoCM) bao gồm các bước sau:

1. Nhận bài

Nhận bản thảo bài báo thông qua: 

2. Sàng lọc

  • Thư ký biên tập sẽ sàng lọc các bài nhằm đảm bảo các quy định của tạp chí về phạm vi, chủ đề, định dạng/cấu trúc, và đạo đức nghiên cứu (trong vòng 1 tuần)
  • Thông báo về tình trạng của bài báo:
    • Bài báo không được chấp nhận
    • Bài báo cần chỉnh sửa trước khi gửi phản biện
    • Bài báo sẽ được gửi đi phản biện

3. Phản biện

  • Tổng biên tập hoặc Phó tổng biên tập được Tổng biên tập phân công sẽ xác định các chuyên gia phù hợp tham gia phản biện cho mỗi bài báo
  • Thư ký gửi thư tới các chuyên gia mời phản biện bản thảo bài báo.
  • Thư ký gửi bản thảo bài báo và biểu mẫu nhận xét bản thảo bài báo cho các chuyên gia đồng ý phản biện
  • Mỗi bản thảo bài báo được gửi cho 02 chuyên gia phản biện độc lập (sau khi đã xóa thông tin về tác giả). Nội dung của bản thảo bài báo được giữ bí mật, các phản biện không chia sẻ các thông tin về bản thảo bài báo với bất cứ ai mà không có sự cho phép trước của Tổng biên tập.
  • Chuyên gia phản biện sẽ gửi lại cho Tạp chí (Tổng biên tập hoặc Phó tổng biên tập được Tổng biên tập phân công và thư ký) bản nhận xét trong vòng 2 tuần sau khi tiếp nhận.
  • Khuyến nghị các chuyên gia phản biện sử dụng các công cụ chuẩn được các nhà khoa học trên thế giới sử dụng, bao gồm:
    • Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng: CONSORT
    • Nghiên cứu quan sát: STROBE
    • Nghiên cứu tổng quan hệ thống hoặc phân tích gộp: PRISMA
    • Báo cáo ca bệnh hoặc trùm ca bệnh: CARE
    • Các loại thiết kế khác: Tham khảo tại https://www.equator-network.org/
  • Chuyên gia phản biện đánh giá bài báo theo một số khía cạnh sau (không chỉ hạn chế các khía cạnh này):
    • Chủ đề nghiên cứu có quan trọng, có tính mới và được sự quan tâm của cộng đồng không?
    • Mục tiêu nghiên cứu được xác định rõ ràng không?
    • Phương pháp nghiên cứu đảm bảo tính khoa học (đảm bào tính giá trị và độ tin cậy) và phù hợp để đạt được mục tiêu nghiên cứu không?
    • Kết quả nghiên cứu được trình bày rõ ràng không?
    • Kết quả nghiên cứu được giải thích và bàn luận hợp lý dựa trên các kiến thức hiện có không?
    • Các hạn chế và giả định được trình bày rõ ràng không?
    • Kết luận, khuyến nghị có hợp lý và được dựa trên kết quả nghiên cứu không?
    • Tính ứng dụng của các kết quả nghiên cứu?
    • Các nhận xét cụ thể khác
    • Kết luận về bản thảo theo 1 trong các tình huống: 1) Đồng ý cho đăng, không cần chỉnh sửa; 2) Đồng ý cho đăng, cần chỉnh sửa, không cần phản biện lại; 3) Đồng ý cho đăng, cần chỉnh sửa, phản biện lại; 4) Không đồng ý cho đăng.

4. Xử lý kết quả phản biện

  • Bài báo được hai phản biện đồng ý
    • Thư ký thông báo với tác giả về ý kiến của phản biện (ẩn danh).
    • Tác giả chỉnh sửa bản thảo bài báo dựa trên góp ý của 2 phản biện và gửi lại bản thảo đã chỉnh sửa và ý kiến phản hồi ý kiến phản biện cho thư ký trong vòng 2 tuần
    • Trong trường hợp tác giả chưa đồng thuận với ý kiến của phản biện thì thư ký báo cáo Tổng biên tập quyết định.
  • Bài báo được một phản biện đồng ý, một phản biện không đồng ý
    • Thư ký thông báo đến tác giả về ý kiến của 2 phản biện và gửi bài báo đến phản biện thứ 3 (đảm bảo việc ẩn danh).
    • Nếu bài báo được phản biện thứ 3 đồng ý đăng thì tiến hành quy trình như bài báo được hai phản biện đồng ý.
    • Trong trường hợp có các ý kiến khác nhau của các phản biện thì thư ký báo cáo Tổng biên tập quyết định.
  • Bài báo có 2 phản biện không đồng ý
    • Thư ký thông báo kết quả phản biện cho tác giả và bài báo không được xem xét xuất bản.

5. Kiểm tra đạo văn:

Các bản thảo sau khi được các phản biện đồng ý sẽ được tiến hành kiểm tra đạo văn bằng các phần mềm kiểm tra đạo văn (Sử dụng phần mềm iThenticate). Các bản thảo có mức tương đồng cao hơn mức cho phép >20% hoặc có đoạn văn giống từ 100 từ trở lên sẽ từ chối tiếp tục quy trình xuất bản. Ngoài ra, các tác giả của bài báo sẽ bị cấm tiếp tục gửi bài cho Tạp chí Y học lâm sàng trong các số tiếp theo.

6. Biên tập kỹ thuật

  • Bài báo đã được các phản biện đồng ý và tác giả hoàn thành việc chỉnh sửa được biên tập kỹ thuật và xếp số. Việc xếp số thực hiện theo nguyên tắc: Theo trình tự thời gian bài báo được nhận đăng; Theo các nhóm chủ đề, nội dung, loại bài báo.
  • Thư ký biên tập tập hợp bài/ảnh chuyển cho bộ phận thiết kế/người dàn trang.
  • Người thiết kế/người dàn trang sẽ gửi bản bông cho thư ký biên tập rà soát, chỉnh sửa.
  • Thư ký biên tập trình Tổng Biên tập hoặc Phó tổng biên tập được phân công duyệt bản cuối.

7. In ấn và phát hành

  • Bản duyệt cuối (Tổng Biên tập hoặc Phó tổng biên tập được phân công duyệt) sẽ được chuyển cho nhà in.
  • Mỗi số Tạp chí in 100 cuốn, mỗi cuốn khoảng 75-120 trang.
  • Tạp chí được phát hành định kỳ 01 số/1,5 tháng (08 số/năm trong đó có 6 số tiếng Việt, 2 số tiếng Anh).

Ghi chú: Tác giả có thể liên hệ với Tạp chí để xin xác nhận tình trạng của bài báo.

II. Quy trình phản biện

1. Quy tắc chung:

Tổng biên tập của thành viên Hội đồng biên tập phụ trách công tác phản biện của mỗi bài. Thư ký theo đó gửi bản thảo tới các phản biện trên hệ thống phản bện trực tuyến. Mỗi bản thảo bài báo được gửi cho 02 phản biện độc lập (sau khi đã xóa thông tin về tác giả).

Nội dung của bản thảo được giữ bí mật, các phản biện không thảo luận với bất kỳ ai mà không có sự cho phép trước của Tổng biên tập. Phản biện sẽ gửi lại bản thảo nhận xét ẩn danh sau khi tiếp nhận theo quy trình phản biện.

Các phản biện độc lập sẽ đánh giá theo mẫu gồm các vấn đề chính sau: (Phụ lục 3. Mẫu phản biện bài báo).

  • Tầm quan trọng của câu hỏi nghiên cứu;
  • Tính độc đáo của nội dung nghiên cứu;
  • Điểm mạnh và điểm yếu của thiết kế nghiên cứu, thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu;
  • Cách viết, tổ chức và trình bày các dữ liệu trong bài báo;
  • Mức độ ảnh hưởng của các phát hiện được rút ra và đã được chứng minh.

Đối với mỗi thiết kế nghiên cứu và loại bài gửi, các phản biện sử dụng kèm một công cụ nâng cao chất lượng theo chuẩn quốc tế như sau:

  • Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng: CONSORT
  • Nghiên cứu quan sát: STROBE
  • Nghiên cứu tổng quan hệ thống hoặc phân tích gộp: PRISMA
  • Báo cáo ca bệnh hoặc trùm ca bệnh: CARE
  • Các loại thiết kế khác: Tham khảo tại https://www.equator-network.org/

2.  Quy trình phản biện kín, 2 chiều:

  • Bài báo được hai phản biện đồng ý
    • Thư ký thông báo với tác giả về ý kiến của phản biện (ẩn danh).
    • Tác giả chỉnh sửa bản thảo bài báo dựa trên góp ý của 2 phản biện và gửi lại bản thảo đã chỉnh sửa và ý kiến phản hồi ý kiến phản biện cho thư ký trong vòng 2 tuần
    • Trong trường hợp tác giả chưa đồng thuận với ý kiến của phản biện thì thư ký báo cáo Tổng biên tập quyết định.
  • Bài báo được một phản biện đồng ý, một phản biện không đồng ý
    • Thư ký thông báo đến tác giả về ý kiến của 2 phản biện và gửi bài báo đến phản biện thứ 3 (đảm bảo việc ẩn danh).
    • Nếu bài báo được phản biện thứ 3 đồng ý đăng thì tiến hành quy trình như bài báo được hai phản biện đồng ý.
    • Trong trường hợp có các ý kiến khác nhau của các phản biện thì thư ký báo cáo Tổng biên tập quyết định.
  • Bài báo có 2 phản biện không đồng ý
    • Thư ký thông báo kết quả phản biện cho tác giả và bài báo không được xem xét xuất bản.

III. Truy cập thông tin bài báo toàn văn

Tạp chí Y học lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai chưa triển khai hình thức truy cập mở, bạn đọc cần phải liên hệ với Ban Thư ký Tạp chí để lấy mã code truy cập toàn văn bài báo.

Việc này đảm bảo tính bảo mật của thông tin y học quan trọng, ngăn chặn việc truy cập trái phép hoặc lạm dụng dữ liệu y tế. Ngoài ra, quy trình này cũng giúp tạo ra một cơ chế kiểm soát và quản lý đáng tin cậy hơn đối với việc sử dụng tài liệu từ tạp chí, đảm bảo rằng chỉ những người có quyền truy cập và quan tâm đến lĩnh vực y học cụ thể mới có thể tiếp cận nội dung đầy đủ của các bài báo.


Địa chỉ liên hệ:

Tạp chí Y học Lâm sàng (Journal of Clinical Medicine- JoCM)

Phòng 401, Tòa Nhà D6, Bệnh viện Bạch Mai - Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội

Image result for tel symbol 024.3868.9963 | Hotline: 0947.040.855 | Image result for web symbol https://jocm.vn https://doi.org/10.52322/jocmbmhImage result for email symbol  jocm@bachmai.edu.vn

Các tác giả gửi bản thảo bài báo khoa học tới Tạp chí Y học Lâm sàng (Journal of Clinical Medicine - JoCM) cần đọc kỹ các hướng dẫn dưới đây:

1. Các loại bài báo

Tạp chí Y học Lâm sàng (Journal of Clinical Medicine - JoCM) là tạp chí có bình duyệt (peer-reviewed journal) xuất bản các loại bài báo sau:

  • Nghiên cứu gốc (Original papers);
  • Tổng quan (Review papers);
  • Báo cáo ca bệnh/chùm ca bệnh hiếm (Case reports/Case series);
  • Phương pháp nghiên cứu (How to papers);
  • Thiết kế nghiên cứu (Design papers);
  • Bình luận (Commentary);
  • Tóm tắt luận án, luận văn (Thesis review/dissertation review).
  • Thông tin khoa học công nghệ y-dược (Pharmacetical and medical scientific information)

2. Yêu cầu đối với bản thảo và tác giả

  • Bản thảo gửi đăng là bài chưa được gửi hay đăng trên bất kỳ một tạp chí/ấn phẩm trong nước và quốc tế nào khác.
  • Mỗi tác giả được đứng tên đầu tối đa 02 (hai) công trình trong một số báo.
  • Tác giả chịu trách nhiệm trước công luận và những quy định liên quan của Việt Nam về các nội dung của bản thảo.
  • Tác giả cần nộp kèm bản cam kết có chữ ký của tác giả chính (Theo mẫu “Bản cam kết của tác giả”)

3. Định dạng tệp bản thảo bài báo

  • Bản thảo có định dạng tệp Microsoft Word *.doc, *.docx; hình ảnh: *.tif hoặc *.jpg;
  • Khổ giấy A4, lề mỗi chiều để 2,5 cm;
  • Sử dụng mã Unicode, Times New Roman, cỡ chữ 12, khoảng cách giữa các dòng là 1,5.

4. Định dạng tài liệu tham khảo

  • Tác giả nên dùng phần mềm Endnote (http://endnote.com/) để trích dẫn tài liệu tham khảo;
  • Sử dụng định dạng tài liệu tham khảo theo kiểu Vancouver. Đánh số trong ngoặc vuông theo trình tự xuất hiện trong bài trích dẫn [1] hoặc [1],[2], [1],[2],[5],[6],[7],[8],[9]...
  • Không tách riêng tài liệu tham khảo tiếng Việt và tiếng Anh.
  • Tài liệu tham khảo mới và cập nhật, liên quan chặt chẽ đến vấn đề nghiên cứu. Tài liệu tham khảo cần được thu thập và trích dẫn theo thứ tự, hình thức trích dẫn; [1], [2]... Không sử dụng website như tài liệu tham khảo. Một tài liệu tham khảo được trình bày như sau: họ và tên các tác giả được viết đầy đủ (nếu tác giả là người nước ngoài thì trình bày theo thứ tự: họ viết đầy đủ, tên đệm và tên gọi viết tắt), năm xuất bản, tên bài báo, tên tạp chí (in nghiêng), tập (số), trang. Nếu bài báo có nhiều tác giả, chỉ ghi tên 03 tác giả đầu và cộng sự.
  • Ví dụ tài liệu tham khảo:
    • Tham khảo từ các bài báo:
      • Đỗ Thu Huyền, Nguyễn Đức Nghĩa, Lê Thị Tuyết Đào và cộng sự. Thực trạng quản lý hen tại đơn vị quản lý bệnh phổi mạn tính Bệnh viện Phổi Thanh Hóa. Tạp chí Y học lâm sàng 2020; 124(11): 175-182.
      • Leurs R, Church MK, Taglialatela M. H1-antihistamines: inverse agonism, anti-inflammatory actions and cardiac effects. Clin Exp Allergy. 2002 Apr;32(4):489-498
    • Tham khảo từ sách:
      • Lê Quang Công, Nguyễn Cảnh Toàn. Phan Văn Sáng. Cẩm nang vi sinh vật y học. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 2005: 99 - 127.
      • Murray PR, Rosenthal KS, Kobayashi GS, Pfaller MA. Medical microbiology. 4th ed. St. Louis: Mosby; 2002
    • Tham khảo từ chương/bài của sách:
      • Meltzer PS, Kallioniemi A, Trent JM. Chromosome alterations in human solid tumors. In: Vogelstein B, Kinzler KW, editors. The genetic basis of human cancer. New York: McGraw-Hill; 2002. p. 93-113
    • Tham khảo từ website:

5. Định dạng từng loại bài báo: Các tác giả có thể tải và tham khảo định dạng chung bài báo. 

5.1. Bài báo nghiên cứu gốc (Original paper)

  • Có độ dài không quá 4.000 từ (khoảng 10 trang chuẩn) kể cả bảng và hình (không quá 6 bảng và hình), tài liệu tham khảo và phần tóm tắt bằng tiếng Việt, tiếng Anh.
  • Định dạng của bài báo nghiên cứu gốc:
    • Tiêu đề (tiếng Việt): viết chữ in thường, đậm.
    • Tên tác giả, tên cơ quan công tác: Viết đủ tên (các) tác giả và email, cơ quan công tác, không ghi chức danh, học vị.
    • Tóm tắt: viết tóm tắt có cấu trúc, bao gồm các phần như 1) Mục tiêu, 2) Thiết kế nghiên cứu; 3) Địa điểm và thời gian nghiên cứu, 4) Đối tượng nghiên cứu; 5) Kết quả, 6) Kết luận (không quá 250 từ).
    • Từ khóa: 3-6 từ/cụm từ, sử dụng những từ (cụm từ) ngắn gọn, có ý nghĩa đại diện và liên quan trực tiếp đến nội dung chính của bài báo.
    • Đặt vấn đề: bao gồm lý do tiến hành nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu
    • Phương pháp nghiên cứu: Bao gồm: 1) Thiết kế nghiên cứu; 2) Địa điểm và thời gian nghiên cứu, 3) Đối tượng nghiên cứu, 4) Cỡ mẫu, chọn mẫu, 5) Biến số/chỉ số/ nội dung/chủ đề nghiên cứu, 6) Kỹ thuật, công cụ và quy trình thu thập số liệu, 7) Xử lý và phân tích số liệu, 8) Đạo đức nghiên cứu
    • Kết quả: trình bày kết quả theo mục tiêu.
    • Bàn luận: bàn luận bám sát theo các kết quả đã trình bày và sử dụng các tài liệu tham khảo có liên quan để so sánh, giải thích kết quả nghiên cứu. Bàn luận về hạn chế của nghiên cứu và hướng khắc phục.
    • Kết luận: khái quát kết quả nghiên cứu chính đã đạt được. Không viết nhắc lại các số liệu đã trình bày ở phần kết quả. Không gạch đầu dòng hay đánh số kết luận.
    • Lời cảm ơn: đối với sự giúp đỡ của cá nhân, tập thể, cơ quan, tổ chức, dự án đã cộng tác, tài trợ, hỗ trợ để thực hiện nghiên cứu.
    • Tiêu đề, tác giả và địa chỉ, tóm tắt, từ khóa bằng tiếng Anh.
    • Tài liệu tham khảo: xem hướng dẫn chi tiết ở Mục 4.

5.2. Bài báo tổng quan (Review paper)

  • Có độ dài không quá 4.000 từ (khoảng 10 trang chuẩn) kể cả hình ảnh, bảng biểu, tài liệu tham khảo và phần tóm tắt bằng tiếng Việt, tiếng Anh.
  • Định dạng của bài báo tổng quan:
    • Tiêu đề (tiếng Việt): viết chữ in thường, đậm.
    • Tên tác giả, tên cơ quan công tác: viết đủ tên (các) tác giả và email, cơ quan công tác, không ghi chức danh, học vị.
    • Tóm tắt: viết tóm tắt có cấu trúc, bao gồm các phần như 1) Mục tiêu, 2) Phương pháp tìm kiếm và tổng quan tài liệu, 3) Kết quả, 4) Kết luận (Không quá 250 từ).
    • Từ khóa: 3-6 từ/cụm từ, sử dụng những từ (cụm từ) ngắn gọn, có ý nghĩa đại diện và liên quan trực tiếp đến nội dung chính của bài báo.
    • Đặt vấn đề: bao gồm lý do tiến hành tổng quan và mục tiêu tổng quan
    • Phương pháp tổng quan: bao gồm phương pháp tìm kiếm tài liệu, nguồn tài liệu, từ khóa sử dụng, tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ tài liệu, phương pháp tổng quan…
    • Kết quả: trình bày kết quả tìm kiếm, tóm tắt thông tin về các bài báo được đưa vào tổng quan và các kết quả tổng quan (theo mục tiêu).
    • Bàn luận: bàn luận các kết quả đã tổng quan, những kiến thức rút ra từ tổng quan và các điểm thiếu hụt mà kết quả tổng quan chưa đề cập đến…
    • Kết luận: khái quát kết quả tổng quan. Không viết nhắc lại các số liệu đã trình bày ở phần kết quả. Không gạch đầu dòng hay đánh số kết luận.
    • Lời cảm ơn: cảm ơn sự giúp đỡ của cá nhân, tập thể, đề tài, cơ quan và/hoặc tổ chức đã hỗ trợ để thực hiện bài tổng quan này.
    • Tiêu đề, tác giả và địa chỉ, tóm tắt bằng tiếng Anh: phải được dịch sát nghĩa với mục tiếng Việt tương ứng, đúng ngữ pháp và phù hợp với văn phong khoa học.
    • Tài liệu tham khảo: xem hướng dẫn chi tiết ở Mục 4.

5.3. Báo cáo ca bệnh (Case report):

  • Có độ dài không quá 3.000 từ (khoảng 8 trang chuẩn) bao gồm các bảng, biểu đồ, hình ảnh minh hoạ và tài liệu tham khảo (không quá 6 bảng và hình). Chữ viết tắt cần được chú thích trong ngoặc đơn.
  • Định dạng của bài báo ca bệnh:
  • Tiêu đề: Đề cập đến triệu chứng/hội chứng, chẩn đoán, điều trị và có thêm câu “Báo cáo ca bệnh”. Ví dụ: “Viêm cân hoại tử và nhiễm trùng huyết do Escherichia coli: Báo cáo ca bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai
  • Tác giả: Những người tham gia chính trong bài báo cần được đưa vào danh sách các tác giả. Viết đầy đủ họ tên các tác giả theo cách viết tiếng Việt. Thứ tự của các tác giả cần phải được thoả thuận giữa các tác giả tuỳ theo sự đóng góp của họ trong bài báo, địa chỉ cơ quan công tác của các tác giả (không ghi chức danh, học vị), e-mail và số điện thoại liên hệ của tác giả chính.
  • Tóm tắt tiếng Việt: Không quá 250 từ, bao gồm: Giới thiệu, Báo cáo ca bệnh và Kết luận.
  • Từ khoá tiếng Việt: Sử dụng từ có nội dung chính trong nghiên cứu, tối đa là 6 từ hoặc cụm từ.
  • Tóm tắt tiếng Anh: Không quá 250 từ, bao gồm: mục tiêu, đối tượng, phương pháp, kết quả và kết luận (Dựa trên phần tóm tắt tiếng Việt).
  • Từ khoá tiếng Anh: Dựa theo từ khoá tiếng Việt.
  • Nội dung
    • Đặt vấn đề
      • Vấn đề nghiên cứu là gì
      • Trình bày kế quả từ 1-2 tài liệu tham khảo có liên quan (nếu có)
      • Tầm quan trọng của báo cáo ca bệnh này
      • Mục tiêu bài báo
      • Nêu rõ việc ứng dụng chuẩn quốc tế (CARE)
    • Báo cáo ca bệnh: Cần đảm bảo đủ các nội dung và thông tin như sau:
      • Thông tin chung về bệnh nhân
        • Thông tin nhân khẩu học: Tuổi, giới, dân tộc nghề nghiệp, nơi sinh sống, điều kiện kinh tế…
        • Triệu chứng chính.
        • Tiền sử cá nhân và gia đình (nếu có).
      • Các đặc điểm lâm sàng
      • Diễn biến bệnh theo thời gian
      • Chẩn đoán
        • Phương pháp chẩn đoán
        • Các khó khăn gặp phải trong quá trình chẩn đoán
        • Kết quả chẩn đoán
      • Điều trị
        • Phương pháp điều trị
        • Chỉ định điều trị
        • Thay đổi phương pháp điều trị (nếu có)
      • Kết quả điều trị
        • Lâm sàng (Clinician and patient-assessed outcomes)
        • Cận lâm sàng (Important follow-up test results (positive or negative)
        • Tuân thủ điều trị  (Intervention adherence)
        • Phản ứng không mong muốn (Adverse and unanticipated events)
    • Bàn luận
      • Điểm yếu và mạnh
      • Tính “hiếm”, “đặc biệt” của trường hợp bệnh này
      • So sánh với y văn
      • Giải thuyết có thể để giải thích cho kết quả
    • Kết luận

5.4. Các bài báo khác:

  • Có độ dài không quá 4.000 từ (khoảng 10 trang chuẩn) kể cả hình ảnh, bảng biểu, tài liệu tham khảo và phần tóm tắt bằng tiếng Anh.
  • Định dạng bài báo khác:
    • Tiêu đề (tiếng Việt): viết chữ in thường, đậm.
    • Tên tác giả, tên cơ quan công tác: viết đủ tên (các) tác giả và email, không ghi chức danh, học vị.
    • Tóm tắt: viết tóm tắt có cấu trúc, bao gồm các phần như 1) Mục tiêu, 2) Kết quả, 3) Kết luận (Không quá 250 từ).
    • Từ khóa: 3-6 từ/cụm từ, sử dụng những từ (cụm từ) ngắn gọn, có ý nghĩa đại diện và liên quan trực tiếp đến nội dung chính của bài báo.
    • Đặt vấn đề: bao gồm lý do và mục tiêu của bài báo
    • Nội dung chính: linh hoạt theo từng loại bài báo
    • Kết luận: khái quát kết quả bài báo
    • Lời cảm ơn: cảm ơn sự giúp đỡ của cá nhân, tập thể, đề tài, cơ quan và/hoặc tổ chức đã hỗ trợ để thực hiện bài tổng quan này.
    • Tiêu đề, tác giả và địa chỉ, tóm tắt bằng tiếng Anh
    • Tài liệu tham khảo: xem hướng dẫn chi tiết ở Mục 4.

6. Tăng cường chất lượng bài báo

Để tăng cường chất lượng bài báo, các tác giả nên tham khảo các công cụ chuẩn được các nhà khoa học trên thế giới sử dụng, bao gồm:

  • Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng: CONSORT
  • Nghiên cứu quan sát: STROBE
  • Nghiên cứu tổng quan hệ thống hoặc phân tích gộp: PRISMA
  • Báo cáo ca bệnh hoặc trùm ca bệnh: CARE
  • Các loại thiết kế khác: Tham khảo tại https://www.equator-network.org/

7.  Cách thức nộp bản thảo bài báo


Địa chỉ liên hệ:

Tạp chí Y học Lâm sàng (Journal of Clinical Medicine - JoCM)

Phòng 401, Tòa Nhà D6, Bệnh viện Bạch Mai - Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội

Image result for tel symbol 024.3868.9963 | Hotline: 0947.040.855 | Image result for web symbol https://jocm.vn https://doi.org/10.52322/jocmbmhImage result for email symbol  jocm@bachmai.edu.vn

Các chuyên gia phản biện của Tạp chí Y học Lâm sàng (Journal of Clinical Medicine - JoCM) sử dụng "Mẫu phản biện" để đưa ra đánh giá của mình về bài báo. Gửi đánh giá phản biện:

  • Đăng nhập hệ thống quản lý xuất bản trực tuyến tại: https://vjol.info.vn/index.php/YHLSBVBM/user/ và Làm theo Hướng dẫn.
  • Gửi đánh giá của mình về bài báo tới địa chỉ emai của tạp chí Image result for email symbol jocm@bachmai.edu.vn (Bản có chữ ký gốc xin gửi tới văn phòng Tạp chí). 

Dưới đây là một số thông tin để các chuyên gia phản biện có thể tham khảo:

  • Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng: CONSORT
  • Nghiên cứu quan sát: STROBE
  • Nghiên cứu tổng quan hệ thống hoặc phân tích gộp: PRISMA
  • Báo cáo ca bệnh hoặc trùm ca bệnh: CARE
  • Các loại thiết kế khác: Tham khảo tại https://www.equator-network.org/
  • Chuyên gia phản biện đánh giá bài báo theo một số khía cạnh sau (không chỉ hạn chế các khía cạnh này):
    • Chủ đề nghiên cứu có quan trọng, có tính mới và được sự quan tâm của cộng đồng không?
    • Mục tiêu nghiên cứu được xác định rõ ràng không?
    • Phương pháp nghiên cứu đảm bảo tính khoa học (đảm bào tính giá trị và độ tin cậy) và phù hợp để đạt được mục tiêu nghiên cứu không?
    • Kết quả nghiên cứu được trình bày rõ ràng không?
    • Kết quả nghiên cứu được giải thích và bàn luận hợp lý dựa trên các kiến thức hiện có không?
    • Các hạn chế và giả định được trình bày rõ ràng không?
    • Kết luận, khuyến nghị có hợp lý và được dựa trên kết quả nghiên cứu không?
    • Tính ứng dụng của các kết quả nghiên cứu?
    • Các nhận xét cụ thể khác
    • Kết luận về bản thảo theo 1 trong các tình huống: 1) Đồng ý cho đăng, không cần chỉnh sửa; 2) Đồng ý cho đăng, cần chỉnh sửa, không cần phản biện lại; 3) Đồng ý cho đăng, cần chỉnh sửa, phản biện lại; 4) Không đồng ý cho đăng.

Địa chỉ liên hệ:

Tạp chí Y học Lâm sàng (Journal of Clinical Medicine - JoCM)

Phòng 401, Tòa Nhà D6, Bệnh viện Bạch Mai - Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội

Image result for tel symbol 024.3868.9963 | Hotline: 0947.040.855 | Image result for web symbol https://jocm.vn https://doi.org/10.52322/jocmbmhImage result for email symbol  jocm@bachmai.edu.vn

 

Một số trang web hữu ích đối với các nhà khoa học:

Khóa học trực tuyến "Viết báo cáo/bài báo khoa học" của Đại học Stanford: Image result for web symbol https://www.coursera.org/learn/sciwrite/

Nguyên tắc và tiêu chuẩn báo cáo nghiên cứu EQUATOR Network: Image result for web symbol  http://www.equator-network.org/

Cơ sở dữ liệu ISI (WoS): Image result for web symbol https://www.webofknowledge.com

Cơ sở dữ liệu Scopus: Image result for web symbol https://www.scopus.com/sources

Cơ sở dữ liệu PubMed: Image result for web symbol https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/

Phần mềm trích dẫn tài liệu tham khảo (Endnote và Zotero): Image result for web symbol  http://endnote.com/Image result for web symbol  https://www.zotero.org/

Hệ thống Liên Thư viện ngành Y: Image result for web symbol  http://lienthuvien.yte.gov.vn/

Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội: Image result for web symbol  http://thuvien.hmu.edu.vn/pages/cms/wpid-home.html

Thư viện Trường Đại học Dược Hà Nội: Image result for web symbol http://thuvien.hup.edu.vn/

Thư viện Trường Đại học Y tế công cộng: Image result for web symbol  http://library.huph.edu.vn/vi


Địa chỉ liên hệ:

Tạp chí Y học Lâm sàng (Journal of Clinical Medicine - JoCM)

Phòng 401, Tòa Nhà D6, Bệnh viện Bạch Mai - Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội

Image result for tel symbol 024.3868.9963 | Hotline: 0947.040.855 | Image result for web symbol https://jocm.vn https://doi.org/10.52322/jocmbmhImage result for email symbol  jocm@bachmai.edu.vn

 

Nhà tài trợ và đối tác